Mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?

Tác giả: uyennguyen

Đau bụng là triệu chứng xảy ra thường xuyên trong suốt thai kỳ nhưng mẹ không được chủ quan mà nên cẩn trọng tìm hiểu rõ các nguyên nhân, đặc biệt là các cơn đau ở tháng cuối. Vậy mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?

Các dấu hiệu thường gặp của thai phụ ở tháng cuối

Thai nhi tăng cân chậm, mẹ có thể sụt cân

Ở tháng cuối, bé sẽ tăng cân rất chậm, ước lượng khoảng vài chục gram nhưng cân nặng của mẹ lại không tăng hoặc có thể bị sút cân. Mẹ sút cân có thể là do thiếu nước ối, khả năng tạo nước ối giảm cộng với việc hay đi tiểu thường xuyên. Điều này khiến cơ thể mẹ thường thiếu nước dẫn đến cân nặng bị sụt theo.

Thai nhi đạp ít hơn

So với các tháng 6, 7, 8 đến tháng cuối bé thường đạp ít hơn. Nhưng mẹ không cần lo lắng sợ bé bị yếu đi. Đôi lúc bạn có thể cảm nhận được những cú đá mạnh của bé ở xương sườn, bụng, chân tay chạm tới tử cung của mẹ.

Xuất hiện nhiều cơn đau

Tháng cuối, đầu bé sẽ chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu ở xương chậu. Vì vậy mẹ thường xuất hiện các cơn chuột rút ở vùng đùi. Không chỉ vậy, dây chằng bị yếu đi do sự thay đổi của hormone trong quá trình mang thai. Nên thai phụ thường có cảm giác nặng nề, mệt mỏi, đầu gối và khuỷu tay yếu, nhất là khi phải di chuyển nhiều.

Mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?
Tháng cuối đầu bé sẽ chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu ở xương chậu gây ra nhiều cơn đau

Khó thở, ợ nóng

Đến tháng thứ 9 các biểu hiện như thở ngắn, khó thở, ợ nóng sẽ quay trở lại. Ngoài ra, do bàng quang chịu sức ép của thai nhi nên mẹ có dấu hiệu tiểu rắt, táo bón

Áp lực ở xương chậu

Mẹ thường cảm nhận được nhiều cơn đau nhói ở xương sống và xương chậu do bé tụt xuống phía dưới để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ. Bạn nên thay đổi tư thế khi nằm, ngồi để làm dịu các cơn đau. Bên cạnh đó cũng nên cố gắng duy trì đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu và địa chỉ tiêm phòng uy tín 2017

Hệ thống miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường kém hơn bình thường. Do vậy, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Tiêm phòng cho bà bầu là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và thai nhi tránh khỏi những nguy hiểm. Các loại vacxin cần tiêm phòng…

Khó ngủ về đêm

Cùng với nhiều khó khăn khi đứng, ngồi, khi nằm thai phụ cũng gặp rất nhiều rắc rối. Chẳng hạn như mỏi lưng, tức bụng do vậy mẹ thường rất khó ngủ về đêm. Vậy nên những giấc ngủ trưa ngắn rất cần thiết cho bạn nạp lại nguồn năng lượng trong ngày.

Mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối một phần cũng do thai phụ quá lo lắng hay căng thẳng. Ngoài ra, do thai nhi đã lớn nên chèn vào vùng xương chậu, thường xuyên đạp gây tức hoặc đau bụng.

Tuy nhiên, mẹ không nên quá chủ quan, khi thấy những biểu hiện bất thường kèm với các cơn đau nhói thì cần phải đi khám và theo dõi vì rất có thể đó là dấu hiệu sinh non, bong thai nhau, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Dấu hiệu sinh non

Khác với những cơn gò Braxton Hicks – các cơn đau kéo dài và thường xuyên báo hiệu mẹ sắp sinh. Sinh non có biểu hiện là đau bụng kèm rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau lưng. Đây rất có thể là dấu hiệu chuyển dạ, cần phải đưa thai phụ đến bệnh viện ngay.

Mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?
Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể dấu hiệu sinh non

Bong nhau thai

Nhau thai tách ra khỏi thành tử cung của mẹ trước khi mẹ chuyển dạ được gọi là bong nhau thai non. Tỉ lệ thai bị bong nhau trước khi được sinh ra khá cao, gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thai phụ cần được cấp cứu khẩn cấp. Khi bong nhau thai, mẹ sẽ xuất hiện các tiệu chứng đau bụng, chảy máy, đau lưng, các cơn co thắt mạnh ở bụng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài triệu chứng trên, nếu nhiễm trùng, khi đi tiểu thai phụ sẽ có cảm giác nóng rát, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi lạ. Trường hợp nhiễm trùng nặng, mẹ có thể bị sốt, trong người ớn lạnh, tiểu ra máu và mủ. Lưu ý nếu ở quý 3 của thai kỳ, bạn phát hiện mình có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thì nên nhanh chóng đi khám bác sĩ vì về lâu dài nó có thể gây sinh non.

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có nguy hiểm tới thai nhi

Đau bụng tiêu chảy khi mang thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc tháng cuối thai kỳ khiến các mẹ bầu khá lo lắng vì không biết có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do ăn uống không đảm bảo…

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu khi đau bụng dưới tháng cuối

– Thăm khám và theo dõi khi xuất hiện các triệu chứng đau co thắt vùng bụng dưới kèm theo tiêu chảy, đau lưng.

– Ở giai đoạn này bà bầu thường cảm thấy căng thẳng, lo lắng, ăn không ngon nên rất dễ trầm cảm, sức đề kháng suy giảm. Cần bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu, nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cũng như tập luyện một số bài tập bổ trợ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cho mẹ.

Bà bầu bị sôi bụng là do đâu?
Thai phụ nên tập một số bài tập bổ trợ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe ở tháng cuối

– Thời kì mang thai tháng cuối, bạn cần hạn chế tình dục vì sau tuần thứ 36 nếu quan hệ vợ chồng rất có khả năng thai phụ chuyển dạ sớm gấp 2 -5 lần. Ngoài ra, Prostaglandin có trong tinh trùng kết hợp với một loại hormone có trong tử cung sẽ gây ra các cơn đau ở dạ con.

– Bà bầu nên chú ý việc di chuyển trong tháng cuối vì bụng mỗi ngày một lớn nên thai phụ rất khó giữ được thăng bằng.

Các mẹ bầu không nên quá lo lắng khi mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm  thay vào đó bạn nên quan sát các dấu hiệu đi kèm với các cơn đau. Nếu thấy biểu hiện bất thường cần thăm khám và theo dõi càng sớm càng tốt để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Theo Khoe.online tổng hợp