Nghiến răng khi ngủ và cách đối phó

Tác giả: huong

Ở rất nhiều người thường có tật khi ngủ nghiến răng và làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nghiến răng tuy không nguy hiểm nhưng nó lại kéo dài và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm về răng miệng. Vậy vì sao lại có tật nghiến răng ở một số người và cách chữa bệnh nghiến răng như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp nội dung dưới đây!

Nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng là khi các răng nghiến chặt và mài hai hàm vào với nhau. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở cả người lớn và trẻ em trong khi ngủ. Nó gây nên những âm thanh nhỏ hoặc lớn trong đêm khiến người ngủ bên cạnh thức giấc. Thế nhưng người bị bệnh vẫn không hề hay biết bởi đây là hành động vô thức khi ngủ. Ngoài ra, khi ở trạng thái căng thẳng hoặc giận dữ quá mức thì một số người vẫn nghiến răng như một thói quen.

Nghiến răng

Nguyên nhân gây nghiến răng

Hiện nay, tình trạng này vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng nhưng người ta cho rằng, các yếu tố sau có liên quan mật thiết:

– Rối loạn giấc ngủ: Hội chứng này không còn xa lạ với các nước đang phát triển. Số người gặp các vấn đề trong giấc ngủ tăng lên qua nhiều năm. Họ thường ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, ngủ chập chờn, mơ thấy ác mộng hoặc bóng đè và nghiến răng cũng là tình trạng thường gặp.

Rối loạn thần kinh: Một số nghiên cứu cho rằng những người có tật nghiến răng thường căng thẳng quá mức, lo âu, trầm cảm.

Bệnh tụt lợi và những điều cần biết

Bệnh tụt lợi là một dạng bệnh lý về răng, nướu khá đặc biệt, thường xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi với các biểu hiện gây mất thẩm mỹ, đau nhức, cản trở sinh hoạt, ăn uống. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tụt lợi, cần xác định rõ…

– Các khớp bị sai lệch, vị trí răng hàm trên và hàm dưới không khớp đều nhau.

– Tác dụng phụ của một số thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm có thể gây nên tật nghiến răng. Một số loại thuốc như: Zoloft (sertraline), Prozac (fluoxetine), Paxil (paroxetine).

– Do bệnh lý: bệnh Parkinson, bệnh Huntington hoặc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Nghiến răng

Nghiến răng có nguy hiểm không?

Nghiến răng tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng nó thực sự là vấn đề nếu cứ kéo dài liên tục ở mức độ nặng. Nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng:

– Mòn men răng và ngà răng.

– Mẻ răng hoặc nứt gãy răng, đau răng.

– Khiến răng nhạy cảm hơn.

– Mỏi và căng cơ hàm, khi nhai lại đau

– Rối loạn khớp thái dương hàm, xương hàm 2 bên.

– Đau tai, đau vùng đầu mặt do cứng cơ.

Chữa bệnh nghiến răng bằng cách nào?

Về nguyên tắc chữa bệnh nghiến răng là giảm đau, giảm các tổn thương ở răng và ngăn ngừa các biến chứng. Nếu ở mức độ nhẹ thì không cần điều trị. Tùy vào nguyên nhân, chúng ta sẽ đề ra hướng điều trị thích hợp.

Mức độ nhẹ

– Vấn đề nha khoa: Bạn cần đến gặp nha sĩ để thăm khám sớm. Trường hợp răng bị xô lệch thì nha sĩ có thể điều chỉnh lại hoặc khuyên dùng các thiết bị bảo vệ răng miệng nếu bệnh ở mức độ nặng.

Nghiến răng

– Nếu nguyên nhân do rối loạn thần kinh, tổn thương não thì người bệnh nên đeo hàm bảo vệ chuyên dụng hoặc máng chống nghiến là cách tốt nhất.

Triệu chứng và nguyên nhân gây sâu răng

Ở nước ta hiện đang có gần 90% dân số gặp vấn đề về răng miệng, trong đó phổ biến nhất là sâu răng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ người mắc bệnh này và cả số răng sâu trung bình ngày càng tăng qua mỗi năm. Sâu…

– Cuộc sống căng thẳng khiến giấc ngủ không kém chất lượng, nghiến răng ngày càng nhiều hơn. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thực hiện liệu pháp tâm lý. Bạn cần xây dựng một chế độ sống cân bằng giữa công việc và thư giãn.

– Nếu bệnh là do tác dụng phụ của thuốc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị. Bạn nên thay đổi loại thuốc hoặc giảm liều lượng.

Mức độ nặng

– Sử dụng thuốc giãn cơ trước khi ngủ hoặc tiêm botox. Thế nhưng phương pháp này chỉ áp dụng với trường hợp nặng và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

– Một số bệnh nhân nếu không đạt hiệu quả với các cách trên có thể được theo dõi bằng phương pháp phản hồi sinh học hoặc thôi miên. Trong những năm gần đây, người ta đã nghiên cứu thôi miên cũng là cách giúp người bệnh kiểm soát được trạng thái nghiến răng của mình khi ngủ.

Việc khắc phục và điều trị nghiến răng đòi hỏi một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì và có phương pháp đúng đắn. Để phòng tránh tật nghiến răng cũng như những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại, bạn nên giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên và luôn giữ cuộc sống ở trạng thái cân bằng, không gặp stress và căng thẳng. Hãy nâng cao ý thức bảo vệ răng miệng ngay từ bây giờ bạn nhé!

Theo Khoe.online tổng hợp