Ung thư phổi và những điểm cần lưu ý
Tác giả: sites
Ung thư phổi là một dạng ung thư thường gặp và phổ biến nhất trong các dạng ung thư trên toàn cầu với khả năng gây tử vong là rất cao. Ung thư phổi không chỉ khó phát hiện mà còn có diễn biến nhanh chóng, thường thì chỉ khi ung thư đã di căn thì người bệnh mới nhận thấy được và khả năng sống là vô cùng thấp. Sau đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, các giai đoạn cũng như cách phòng chống ung thư phổi mà bạn nên biết.
1. Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là do các tế bào trong mô phổi phát triển không kiểm soát được và thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 50-75. Lúc trước, tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới cao hơn phụ nữ, nhưng hiện nay thì tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ ngày càng tăng cao và trở thành nguyên nhân gây tử vong chính trong ung thư ở phụ nữ.
Người ta chia ung thư phổi ra thanh hai dạng là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển rất nhanh và có thể di căn tới các bộ phận khác, còn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường phát triển chậm hơn, phổ biến hơn. Với ung thư phổi không phải tế bào nhò, nếu được phát hiện sớm và có cách điều trị đúng đắn thì vẫn có khả năng chữa khỏi hoàn toàn.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư phổi
Ung thư phổi chủ yếu là vì sự rối loạn trong việc sản xuất tế bào và có thể là di một trong những nguyên nhân sau đây:
- Do thuốc lá: đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ khá cao trong hầu hết các ca mắc phải ung thư phổi. Các hóa chất trong thuốc lá sẽ xâm nhập vào phổi và gây bệnh, thậm chí những người không hút thuốc như lại hít phải khói thuốc trong thời gian dài cũng có nguy cơ bị ung thư.
- Do môi trường: nếu người bệnh sinh sống hay làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với amiăng, thạch tín, tia xạ, một số hóa chất… trong thời gian dài cũng có thể mắc bệnh.
- Do các bệnh ở phế quản phổi: các sẹo xơ do lao, nhồi máu phổi, viêm phổi… gây tắc nghẽn mạch bạch huyết làm tích tụ các chất sinh ung và gây ung thư.
3. Các giai đoạn và triệu chứng của ung thư phổi
Tùy theo loại ung thư phổi mà có cách chia giai đoạn khác nhau như sau
Với ung thư phổi tế bào nhỏ
- Giai đoạn giới hạn: ung thư chỉ giới hạn trong một phổi và các hạch bạch huyết gần khối u.
- Giai đoạn lan rộng: ung thư đã lan khắp phổi hoặc ra một số bộ phận khác trong cơ thể.
Với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
- Giai đoạn bị che lấp: không thể nhìn thấy khối u trong phổi nhưng vẫn có tế bào ung thư trong đờm hoặc mẫu nước thu được trong quá trình nội soi.
- Giai đoạn 0: các tế bào ung thư chỉ có thể tìm thấy ở lớp niêm mạc tận trong cùng của phổi.
- Giai đoạn I: tế bào ung thư chỉ giới hạn trong phổi.
- Giai đoạn II: ung thư lan tới các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi và lớp màng bao quanh tim.
- Giai đoạn III: ung thư tiếp tục lan tới những hạch bạch huyết trong khu vựa giữa tim và phổi, có thể sang cả vùng cổ dưới.
- Giai đoạn IV: ung thư đã tới lá phổi khác cũng như những bộ phận khác trong cơ thể và không thể loại bỏ bằng phẫu thuật.
Các dấu hiệu thường gặp nhất của ung thư là ho, ho có thể có đàm và thậm chí khi nặng còn có ho ra máu. Một triệu chứng khác là tức ngực và khó thở do khối u phát triển làm tắc nghẽn khí quản. Ngoài ra còn có những biểu hiện khác như khàn tiếng, giảm cân không rõ lý do, nhức đầu, đau xương, ngón tay dùi trống, rối loạn đông máu… cùng các biểu hiện bất thường của da, thần kinh, nội tiết, thận và hệ cơ.
4. Cách điều trị và phòng tránh ung thư phổi
Bạn nên tới ngay bác sĩ để được chuẩn đoán cũng như tiến hành các phương pháp điều trị thích hợp. Bạn không nên chủ quan để bệnh kéo dài vì ung thư có thể lan sang các cơ quan khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân.
Muốn phòng tránh ung thư phổi thì trước tiên là phải bỏ hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh. Hơn nữa, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với những yếu tố độc hại có thể gây ung thư. Ngoài ra, một chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh và chống lại các căn bệnh không mong muốn.
Ung thư phổi tuy là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa cũng như chữa trị nếu phát hiện sớm. Do đó, bạn nên tới bác sĩ ngay lập tức một khi đạ nhận ra các triệu chứng của bệnh để được chuẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả.
Theo Khoe.online tổng hợp