Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi

Tác giả: huong

Ung thư lưỡi là một căn bệnh thường gặp, mà số người mắc bệnh thường là nam giới trong độ tuổi trên 50. Ban đầu bệnh ung thư lưỡi không có những dấu hiệu rõ ràng cho nên người bệnh rất khó nhận biết.

1. Nguyên nhân của bệnh ung thư lưỡi

Hút thuốc lá

ung thư lưỡi
Nguyên nhân của ung thư lưỡi

Đối với những người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi và ung thư vùng miệng cao hơn những người không hút thuốc.

Tiền sử gia đình

Nếu như trong gia đình có người mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc những bệnh ung thư có liên quan đến vùng miệng thì nguy cơ con cái của họ cũng mắc bệnh.

Vệ sinh răng miệng kém

Viêm nhiễm quanh răng lâu ngày không được chữa trị cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư lưỡi. Hoặc vệ sinh răng miệng không thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư lưỡi.

Uống nhiều rượu, bia

ung thư lưỡi
Những người uống nhiều rượu bia thì nguy cơ ung thư lưỡi cao hơn

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết những người mắc bệnh ung thư lưỡi thường là những người uống nhiều rượu bia.

Tiếp xúc với tia xạ

Những tiếp xúc với các tia bức xạ cường độ cao chính là nguyên nhân dẫn đến ung thư lưỡi.

Nhiễm một số loại vi rút 

Một số loại vi rút HPV, Herpes… là nguyên nhân dẫn đến ung thư lưỡi.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, các thành phần dinh dưỡng không được cân bằng cũng chính là nguyên nhân dẫn đến ung thư lưỡi, ví dụ như thiếu hụt Vitamin A, E, D và sử dụng nhiều thức ăn rán, chiên, mỡ động vật, ít ăn hoa quả.

2. Những biếu hiện của ung thư lưỡi

ung thư lưỡi
Những dấu hiệu ban đầu của ung thư lưỡi rất khó nhận biết

Ung thư lưỡi có nhiều diễn biến, từ giai đoạn đầu đến giai đoạn toàn phát và giai đoạn tiến triển hơn. Ở giai đoạn đầu người bệnh thường rất khó nhận biết bởi vì những biểu hiện không được rõ ràng. Dưới đây chúng tôi sẽ miêu tả lại những biểu hiện của ung thư lưỡi qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1

– Như đã nói ở trên thì giai đoạn này rất khó có thể nhận biết được bởi vì người bệnh có thể bị nhầm lẫn với những dấu hiệu của bệnh khác và người bệnh thường bỏ qua vì nghĩ đó là những triệu chứng bình thường không đáng lo ngại. Cụ thể như sau:

– Có một điểm nổi phồng lên với màu sắc bị thay đổi, niêm mạc có màu trắng, xơ hóa hoặc có những vết lở loét nhỏ. Một số bệnh nhân có nổi hạch ở cổ trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2

ung thư lưỡi
Một trong những dấu hiệu của ung thư lưỡi là hôi miệng mà không rõ nguyên nhân

Người bệnh thường phát hiện bệnh tình của mình trong giai đoạn này. Thông thường bệnh có những biểu hiện sau đây:

– Người bệnh thường bị đau nhiều khi ăn uống, cơn đau kéo dài khi nói, giọng nói cũng không được bình thường.

– Người bệnh bị nhiễm khuẩn cho nên có dấu hiệu bị sốt.

– Người bệnh không ăn được nên thường cơ thể ốm yếu, suy sụp nhanh.

– Khi nói người bệnh cảm thấy đau nhức, càng nói càng đau, nhất là khi nhai, khi ăn thức ăn cay, nóng, mặn, cơn đau dai dẳng kéo dài làm cho người bệnh không chịu nổi, cơn đau có thể lan đến tai.

 – Tăng tiết nước bọt.

– Khi nhổ nước bọt có lẫn máu.

– Hơi thở hôi.

– Có ổ lở loét ở dưới lưỡi và lở loét này nhanh chóng lan rộng ra.

– Những vết loét này đều có mủ bên trong, có bờ nham nhở.

Giai đoạn 3

– Giai đoạn này bệnh phát triển mạnh hơn, vết loét có thể ngày càng nặng hơn, vết loát sâu hơn,có mùi hôi hơn và máu chảy nhiều hơn, máu chảy nhiều có thể dẫn đến tử vong.

– Những vết loát này có thể mọc ở bề mặt lưới, dưới lưỡi hoặc bờ lưỡi… làm cho người bệnh cảm giác đau rát, khó chịu.

3. Cách điều trị ung thư lưỡi

ung thư lưỡi
Những nốt lở loét có thể mọc ở bờ, bề mặt trên hoặc dưới lưỡi

Hiện nay trong Y học có 3 phương pháp điều trị ung thư: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Phương pháp phẫu thuật

Đối với bệnh ung thư phổi thì ngay khi mới phát hiện ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nhưng nếu như bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2, 3 thì chỉ có thể kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và xạ trị, hóa trị để kéo dài sự sống cho người bệnh.

Phương pháp xạ trị

Xạ trị là phương pháp được sử dụng sau khi phẫu thuật để diệt những tế bào ung thư còn xót lại. Hoặc cũng có thể dùng phương pháp xạ trị ngay khi bệnh mới hình thành.

Phương pháp hóa trị

Hóa trị có thể áp dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật, hóa trị. Hóa trị có tác dụng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư để khi phẫu thuật hoặc xạ trị thuận lợi hơn.

Bởi vì bệnh ung thư lưỡi rất khó nhận biết cho nên ngay khi có những dấu hiệu nào bất thường người bệnh không được chủ quan, phải đến bệnh viện để kiểm tra để kịp thời phát hiện và điều trị.

Theo Khoe.online tổng hợp