Trồng răng Implant là gì và hiệu quả với trường hợp nào?

Tác giả: Bui Ngan

Làm răng Implant được xem là phương pháp tối ưu để khôi phục khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ nụ cười. Vậy phương pháp đạt hiệu quả cao với trường hợp nào? Chi phí thực hiện bao nhiêu? Bài viết chi tiết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

1. Trồng răng Implant là gì?

Làm răng Implant là một phương pháp cấy trụ Implant vào xương hàm. Sau đó, một mão răng sứ sẽ được gắn lên phía trên để tạo thành một chiếc răng giả chắc chắn.

Theo đó, cấu tạo của răng Implant gồm có 3 phần:

  • Trụ Implant được làm từ chất liệu Titanium chống gỉ, mòn với hình trụ như ốc vít, có độ dài từ 10-16mm. Với Implant mini thì kích thước nhỏ hơn với chiều dài 13-16mm.
  • Khớp nối (Abutment) được làm bằng kim loại để gắn kết trụ Implant và mão răng.
  • Thân răng sứ là một mão răng được gắn lên trên Implant, được chế tác theo chức năng, hình dáng và màu sắc như răng thật.
trồng răng implant thay thế cho răng đã mất
Làm răng Implant là một phương pháp cấy trụ Implant vào xương hàm để tạo một răng giả chắc chắn thay thế răng thật đã mất.

2. Ưu điểm nổi bật của trồng răng Implant

Hiện nay, làm răng Implant được đánh giá cao nhờ tỷ lệ thành công cao và nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Phục hình răng mất toàn diện, khôi phục chức năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Ngăn ngừa nguy cơ tiêu xương hàm, tụt lợi cũng như các bệnh về răng miệng khác.
  • Răng Implant có tuổi thọ dài, bền chắc và có khả năng ăn nhai tốt như răng thật.
  • Không ảnh hưởng đến răng khác, giúp bảo tồn được răng thật tối đa. 

3. Quy trình thực hiện làm răng Implant

Quy trình trồng răng Implant gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng và sức khỏe của bệnh nhân. Nếu sức khỏe đạt yêu cầu thì bệnh nhân sẽ được kiểm trang độ dày và mật độ xương hàm bằng máy CT Cone Beam. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý về răng miệng thì cần điều trị dứt điểm trước khi cấy ghép Implant.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Đây là bước làm sạch khoang miệng để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn trước và sau khi làm răng Implant. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê để giảm cảm giác đau cho bệnh nhân khi thực hiện cấy trụ Implant.

Bước 3: Đặt Implant vào xương hàm

Đây là giai đoạn quan trọng để quyết định độ chắc chắn của răng Implant sau khi hoàn thành. Theo đó, trước khi cấy Implant vào xương hàm, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng xương hàm để đảm bảo giữ vững được trụ Implant. Trong trường hợp xương hàm không đủ chuẩn thì phải bổ sung phẫu thuật ghép xương răng.

Bước 4: Kiểm tra lần 1

Khoảng 1 tuần sau khi cắm trụ Implant, bệnh nhân sẽ thực hiện tái khám lần 1. Lúc này, bệnh nhân được chụp X-quang răng để kiểm tra mức độ tích hợp của trụ Implant và xương hàm. Nếu tình trạng ổn định thì bác sĩ sẽ cắt chỉ và hẹn bệnh nhân kiểm tra lần 2.

Bước 5: Kiểm tra lần 2 và lấy dấu răng

Bước này thực hiện khoảng 3-6 tháng sau khi đặt trụ Implant. Trong lần 2 kiểm tra này, vẫn thực hiện chụp X-quang để kiểm tra tình hình trụ Implant. Nếu trụ đã tích hợp vào xương hàm thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để chế tác răng sứ.

Bước 6: Đợi Implant tích hợp với xương hàm

Giai đoạn này cần thời gian khá nhiều, khoảng 3 đến 6 tháng để đợi vết thương lành và xem xét xem trụ Implant có tích hợp với xương hàm hay không.

Bước 7: Gắn mũ răng sứ lên trên Implant

Đây là giai đoạn làm răng giả để gắn lên Implant, mất khoảng 3 tuần để hoàn thành.

thời gian trồng răng implant
Thời gian thực hiện Implant phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân, cũng như khả năng tích hợp của trụ Implant và xương hàm.

4. Trồng răng Implant phù hợp với trường hợp nào?

Làm răng Implant phù hợp với mọi trường hợp mất răng, từ một răng, nhiều răng đến mất răng toàn hàm; là giải pháp tối ưu khắc phục được hầu hết các khó khăn của bệnh nhân mất răng như: tiêu xương hàm làm hoạt động ăn nhai khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm thẩm mỹ toàn khuôn mặt, các răng xung quanh bị lung lay làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng…

Dù vậy, phương pháp trồng răng Implant không phù hợp với một số trường hợp nhất định:

  • Chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai, người bị đái tháo đường mất kiểm soát hoặc bị viêm nhiễm tại vị trí dự định đặt Implant.
  • Trường hợp đã xạ trị vùng xương hàm, mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, nghiện rượu hoặc thuốc lá nặng,… cần cân nhắc trước khi làm răng Implant.

5. Giải đáp những câu hỏi thường gặp khi cấy ghép Implant

Bệnh nhân có nhu cầu phục hình răng thường quan tâm đến những vấn đề sau đây trước khi quyết định làm Implant:

– Làm răng Implant có ảnh hưởng sức khỏe không?

Nhiều bệnh nhân lo lắng trụ Implant đặt vào xương hàm sẽ không tốt cho sức khỏe. Dù vậy, chất liệu Titanium làm trụ được chứng minh lành tính và có độ tích hợp nhanh chóng với xương hàm. Sau khi thực hiện Implant một thời gian, trụ Implant sẽ phát huy chức năng nhai như răng thật.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ làm sai kỹ thuật hoặc bệnh nhân chăm sóc không đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng làm giảm chức năng nhai và ảnh hưởng tới sức khỏe như: đau đớn kéo dài, vị trí cắm Implant bị sưng tấy, vùng ổ xương răng chảy máu nhiều…

thực hiện trồng răng implant với bác sĩ uy tín
Làm răng Implant cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên sâu, có tay nghề để tránh những lỗi sai gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân.

– Trồng răng Implant có đau không?

Mức độ đau đớn khi làm răng Implant phụ thuộc vào cơ địa từng người và tay nghề của bác sĩ. Thông thường, sau khi cấy ghép Implant, cơn đau sẽ xuất hiện khi thuốc tê hết tác dụng và bệnh nhân sẽ bị đau nhức trong 1 tuần sau đó. Đồng thời, tùy vào vị trí đặt trụ mà cơn đau có thể lan ra hai má, cằm hoặc khu vực phía dưới mắt.

Để cơn đau và tình trạng chảy máu giảm nhanh, bạn nên áp dụng những cách sau:

  • Vệ sinh răng đúng cách, theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Chọn những thức ăn mềm, lỏng để giảm cơn đau. Ngoài ra, tránh các đồ uống có chứa chất kích thích và đừng quên bổ sung Vitamin, Canxi, trái cây, thức ăn ít đường, không dầu mỡ.
  • Tái khám đúng hẹn theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra trụ Implant và vết thương.

– Sau khi nhổ răng có cấy ghép Implant liền được không?

Nếu bệnh nhân có tình trạng sức khỏe, chân răng tốt thì có thể cấy ghép Implant ngay sau khi nhổ răng. Dù vậy, nên đợi khoảng 1-3 tháng để đảm bảo vùng nướu lợi ổn định trước khi tiến hành làm răng Implant.

– Sau khi làm răng Implant thì có làm việc và ăn uống bình thường được không?

Sau khi làm răng Implant, vết thương chưa lành, răng chưa ổn định thì việc ăn uống sẽ gặp chút trở ngại. Dù hết thuốc tê làm khoang miệng đau nhức, khó chịu nhưng bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để bệnh nhân có thể ăn thức ăn mềm và làm việc bình thường.

Trồng răng Implant có phù hợp với bệnh nhân trung niên không?

Trước khi cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát về sức khỏe, tâm lý, tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận có nên thực hiện trồng răng Implant không. Với bệnh nhân trung niên có sức khỏe yếu thì nên khám sức khỏe tổng quát và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm điều trị dày dặn.

– Chăm sóc răng miệng sau khi làm răng Implant như thế nào?

Sau khi thực hiện làm răng Implant, bệnh nhân cần chăm sóc vết thương đúng cách:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, đảm bảo răng sạch sẽ, không bám thức ăn.
  • Tránh cho tay lên miệng khiến vi khuẩn tấn công khoang miệng.
  • Có thể uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kèm theo chườm lạnh để giảm đau sưng.
  • Nên uống nước nhiều để làm sạch khoang miệng và làm dịu vết thương.
  • Kiêng ăn thực phẩm cứng, nên chọn thức ăn dễ nhai, nuốt.

6. Chi phí trồng răng Implant

Tổng chi phí trồng răng Implant tham khảo như sau:

  • Chi phí làm trụ Implant: từ 16.000.000vnđ – 35.000.000vnđ tùy vào chất liệu.
  • Chi phí làm răng sứ: từ 3.000.000vnđ – 7.000.000vnđ tùy vào chất liệu.
  • Chi phí ghép xương răng dao động từ 2.000.000vnđ – 10.000.000vnđ.
  • Ngoài ra, còn có chi phí và chi phí khác như làm răng sứ, chụp CT…

Lưu ý, mức chi phí trên có thể dao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Chất liệu trụ Implant: Theo 3 loại giá rẻ, tầm trung và cao cấp, với nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu khác nhau.
  • Tình trạng xương hàm: Nếu chất lượng xương hàm không đủ sẽ phát sinh chi phí thực hiện phẫu thuật ghép xương hoặc nâng xoang.
  • Phương pháp điều trị và thiết bị tiên tiến: Tùy theo từng nha khoa áp dụng phương pháp cấy Implant, cũng như cần những thiết bị tiên tiến để đẩy nhanh quá trình lành thương, giảm đau đớn khi thực hiện.
trồng răng implant giá bao nhiêu
Bạn nên tham khảo chi phí trồng răng Implant tại các nha khoa uy tín để dự trù tài chính phù hợp.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về phương pháp làm răng Implant cũng như giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan. Hãy lựa chọn địa chỉ trồng răng uy tín để được tư vấn phục hồi răng an toàn và hiệu quả.

Xem thêm: Tổng hợp các địa chỉ trồng răng Implant uy tín, chất lượng tại TP Hồ Chí Minh