Áp xe vú: Nguyên nhân và triệu chứng là gì?

Tác giả: sites

Áp xe vú là bệnh dễ gặp ở phụ nữ trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cần được phát hiện sớm nhằm tăng hiệu quả điều trị. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, các biểu hiện, cách chữa trị và phương pháp phòng ngừa bệnh qua bài viết này nhé!

áp xe vú
Bệnh áp xe vú thường gặp ở nhiều phụ nữ đang cho con bú

Nguyên nhân gây áp xe vú là gì?

Áp xe vú là ổ viêm ở sâu trong tuyến vú do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con. Áp xe vú có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

– Bệnh do sự tấn công của vi khuẩn tạo nên ổ viêm trong tuyến vú.

– Dòng chảy tuyến sữa hoạt động bất thường.

– Không vệ sinh đầu vú sau khi cho con bú.

– Do bệnh nhân không day đều tia sữa ngay thời điểm sau sinh.

– Hiện tượng sữa ứ đọng sau khi trẻ bú, nếu chị em phụ nữ không vắt bỏ phần sữa dư này, không làm sạch đầu vú, bầu ngực cũng sẽ có nguy cơ gây bệnh.

– Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết như trời chuyển lạnh làm sữa khó lưu thông.

Triệu chứng áp xe vú

Giai đoạn viêm nhiễm

– Bệnh nhân bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi và mất ngủ.

– Xuất hiện các cơn đau trong tuyến vú nhất là khi bệnh nhân cử động vai và cánh tay.

– Vú sưng to, sưng hạch ở nách cùng bên với vú.

Giai đoạn tạo áp xe

– Sốt cao, rét run, xanh xao, đau đầu, môi khô, lưỡi bẩn, sưng nóng đỏ vùng da áp xe.

– Nếu ổ áp xe nằm dưới bề mặt da sẽ làm núm vú tụt vào trong, hạch bạch huyết sưng, tĩnh mạch nổi rõ. Đặc biệt, sẽ xuất hiện mũ trong sữa nếu ổ áp xe liên thông với ống dẫn sữa.

Biến chứng của áp xe vú

Áp xe vú nếu như không được điều trị hoặc điều trị không đúng thì có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:

– Viêm xơ tuyến vú mạn tính. Nguyên nhân là do thời gian đầu dùng thuốc kháng sinh quá nhiều hoặc tiêm trực tiếp vào tuyến vú.

– Hoại thư vú: Do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn gây ra.

– Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tuột huyết áp, toàn thân suy sụp.

Điều trị áp xe vú

– Phụ nữ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là đối với chị em phụ nữ đang cho con bú thì càng phải lưu ý vệ sinh núm vú sạch sẽ trước và sau khi trẻ bú.

– Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh kết hợp với vệ sinh thân thể sạch sẽ, dùng khăn ấm đặt lên vùng bị viêm sưng nếu bệnh do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn.

– Áp dụng phương pháp chích rạch khu vực vú bị áp xe nhằm giúp loại bỏ dịch mủ nếu ổ áp xe nằm sâu trong da.

Phòng ngừa áp xe vú bằng cách nào?

áp xe vú
Cần đảm bảo tư thế cho con bú đúng cách

– Tư thế cho con bú phải đúng nhằm tránh các nguy cơ trẻ cắn vào vú gây trầy xước, viêm nhiễm.

– Luôn vệ sinh thật sạch núm vú khi trẻ đã bú xong.

– Không để tình trạng ứ đọng sữa, tắc sữa xảy ra.

– Khẩu phần ăn uống cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất để làm mạnh sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây hại.

Nếu phát hiện bất kỳ các biểu hiện của tình trạng áp xe vú, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được điều trị sớm nhất, tránh gây ra các tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Hi vọng bài viết này đã giúp chị em phụ nữ biết cách nhận biết và phòng ngừa bệnh.

Theo Khoe.online tổng hợp