Điểm danh 5 bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Tác giả: huong

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non kém, làn da mỏng manh rất dễ dị ứng và mẫn cảm với sự thay đổi bất thường của thời tiết. Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường gặp như rôm sẩy, hạt kê, cứt trâu, chàm hay lát sữa.

1. Rôm sẩy

Rôm sẩy là một trong những bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh xuất hiện phổ biến mỗi khi hè về. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến mồ hôi bị tắc. Thời tiết nóng bức khiến mồ hôi thay vì bài tiết ra ngoài thì ứ đọng lại cơ thể. Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng có thể bị rôm sẩy.

Những điều cần biết về bệnh vàng da trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da trẻ sơ sinh thường xảy ra trong tuần tuổi đầu tiên. Hầu hết trong 2-3 ngày đầu tiên sau khi sinh, trẻ bị vàng da là do sinh lý và sẽ tự khỏi trong 7-10 ngày. Nếu vàng da xuất hiện chỉ trong 1-2 ngày đầu tiên, rất có thể trẻ…

bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu dễ nhận thấy là những hạt mụn nhỏ, hồng, lấm chấm, hơi cứng. Một số hạt còn có nước. Chúng hiện diện nhiều nhất là ở lưng, bã vai, ngực, bắp tay, bắp chân.

Cách khắc phục:

– Mẹ nên cho bé mặc một lớp quần áp có chất liệu vải mềm, thoáng mát, thấm hút tốt.

– Khi thời tiết nắng nóng khiến trẻ ra mồ hôi nhiều, các mẹ hãy thay áo ngay.

– Nên tắm rửa bé hàng ngày với nước sạch, sau đó lau khô và thoa phấn rôm sẩy chuyên dành cho bé.

– Tuyệt đối không được tác động mạnh, làm trầy xước vùng da nổi rôm.

Cách trị dị ứng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng da hay còn gọi là tình trạng viêm da dị ứng thường khiến các bậc phụ huynh quan tâm rất nhiều đến cách thức điều trị hợp lý cho con em mình. Có rất nhiều cách thức để điều trị hiệu quả tình…

2. Hạt kê

bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Sự xuất hiện của các hạt màu trắng đục nằm dưới da gọi là hạt kê. Một bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh sẽ tự mất sau vài tuần. Các chấm trắng nổi lên vùng da ở trán, gò má và mũi là do sự ứ đọng của các bã nhờn. Chúng hoàn toàn vô hại, cha mẹ không nên quá lo ngại. Lưu ý, khi tắm cho bé, cha mẹ nên dùng khăn lau mềm. Tuyệt đối cọ xát mạnh khiến vùng da nổi kê thêm mẫn đỏ và trầy xước.

3. Cứt trâu

Nếu bạn thấy những mảng vẩy có màu trắng, màu nâu hoặc vàng xuất hiện trên da đầu, chân mày của bé – thì đó là bệnh lý ngoài da theo cách gọi dân gian là cứt trâu. Theo khoa học giải thích, cứt trâu là do tăng tiết bã nhờn, nó hoàn toàn vô hại.

Tìm hiểu về tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa (bệnh chàm thể tạng) rất dễ bắt gặp ở bất kỳ trẻ nhỏ nào. Viêm da cơ địa là loại bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc tình trạng mạn tính. Vậy khi trẻ bị viêm da cơ địa cha mẹ nên làm…

bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Để xử lý, mẹ có thể dùng dầu ô liu để làm mềm các lớp vẩy trên đầu của con. Sau nửa tiếng, chúng sẽ tự bong tróc ra khi gội đầu. Nhớ dùng khăn bông lau mềm để lau nhẹ và phủi các lớp bong tróc đi một cách nhẹ nhàng kẻo ảnh hưởng đến da đầu mỏng manh của con, các mẹ nhé!

4. Bệnh chàm

Chàm là một căn bệnh phổ biến, chiếm 1/4 trong tổng số các bệnh về da liễu. Chàm cũng là một bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh phổ biến, kể cả khi trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Dấu hiệu nhận biết: làn da của bé bị khô, bong vẩy li ti, nổi những đốm mẫn đỏ. Vùng cổ, cổ tay, đầu gối là những vùng da chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi bệnh chàm.

Viêm da dị ứng ở trẻ: Mẹ cần lưu ý gì?

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ là một căn bệnh mãn tính thường biểu hiện với rất nhiều triệu chứng trên làn da của trẻ. Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ không thể điều trị được nhưng nếu cha mẹ biết cách chăm sóc da trẻ một cách hiệu quả và kiên trì sẽ…

bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Một khi phát hiện bé bị chàm, hãy đưa bé đến bệnh viên da liễu để thăm khám. Các bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc bôi có chứa dermoticoit để điều trị. Đồng thời, mẹ cần tắm rửa bé thường xuyên với nước ấm và chăm sóc, làm vệ sinh sạch sẽ cho bé.

5. Lác sữa

Lác sữa là một bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh, xảy ra nhiều nhất vẫn là ở những bé trên 6 tháng tuổi. Bệnh thường xảy ra ở bé có cơ địa dễ dị ứng.

Khi mới phát bệnh, chúng ta dễ thấy những đốm đỏ li ti xuất hiện ở mặt, hai má. Về sau, lác sữa nổi thêm mụn nước và lan đến lưng, ngực và tay chân. Trường hợp nặng nhất là chúng chuyển sang nứt nẻ, đóng mày và có thể tróc vẩy bất cứ lúc nào.

bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan vì lác sữa rất dễ tái phát nhiều lần. Nếu không biết giữ vệ sinh da cho bé thật tốt, nó rất dễ bị nhiễm trùng.

– Khi phát hiện bệnh ở mức độ nhẹ, phụ huynh có thể tắm rửa cho bé hàng ngày với dung dịch làm sạch da physiogel, cetaphil, oilatum.

– Nếu bệnh tái phát nặng hơn, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Không nên tự ý cho bé dùng thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Hãy để bé ở trong môi trường thoáng mát, tránh tiếp xúc với chó mèo.

Hầu hết các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh đều dễ chữa trị, nhưng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc, chúng rất dễ tái phát. Vì vậy, chúng ta cần chú ý nhiều đến việc vệ sinh sạch sẽ cho con hàng ngày nhé!

Theo Khoe.online tổng hợp