Mụn trứng cá là gì? Nên điều trị thế nào cho hiệu quả?

Tác giả: Đồng Nguyễn

Mụn trứng cá là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến cả thanh thiếu niên và người trưởng thành. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mụn trứng cá, từ thay đổi hormone đến chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, bài viết sẽ chia sẻ các phương pháp điều trị và chăm sóc da giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh.

1. Mụn trứng cá là gì?

Dưới đây là khái niệm, triệu chứng và những đối tượng thường gặp mụn trứng cá: 

1.1. Khái niệm mụn trứng cá

Mụn trứng cá là một tình trạng da liễu phổ biến, xảy ra khi các tuyến bã nhờn trong da sản xuất quá nhiều dầu (sebum), kết hợp với tế bào da chết và vi khuẩn, gây bít tắc lỗ chân lông. Tình trạng này dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mụn trên da, từ mụn đầu đen, đầu trắng cho đến mụn bọc và mụn viêm. 

Mụn trứng cá là gì

Mụn trứng cá là một bệnh lý về da xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa.

1.2. Triệu chứng của mụn trứng cá

Các triệu chứng của mụn trứng cá bao gồm:

  • Mụn đầu trắng: Lỗ chân lông bị tắc nhưng không mở ra, thường có màu trắng.
  • Mụn đầu đen: Lỗ chân lông bị tắc nhưng mở ra, dầu thừa bị oxy hóa dẫn đến màu đen.
  • Mụn viêm: Các nốt mụn đỏ, sưng tấy và đau.
  • Mụn mủ: Những nốt mụn chứa mủ trắng hoặc vàng, có thể gây đau khi chạm vào.
  • Mụn bọc: Các nốt mụn lớn, sâu dưới da và thường gây đau đớn.

1.3. Ai dễ bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng có một số nhóm đối tượng dễ mắc hơn:

  • Thanh thiếu niên: Độ tuổi từ 12-24 tuổi, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì do sự thay đổi của hormone.
  • Người có làn da dầu: Những người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh thường dễ bị tắc lỗ chân lông.
  • Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh: Sự thay đổi hormone trong các giai đoạn này có thể gây ra mụn.
Mụn ẩn: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Mụn ẩn là một trong những tình trạng về da phổ biến khiến nhiều người lo ngại. Dù không sưng đỏ hay đau nhức như các dạng mụn khác, nhưng mụn ẩn lại khiến da không được mịn màng và khó điều trị. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi…

2. Cơ chế và nguyên nhân gây mụn trứng cá

Cơ chế gây mụn trứng cá: 

  • Sự tăng tiết bã nhờn: Điều này thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. Khi lượng dầu thừa quá mức không được loại bỏ kịp thời, nó sẽ tích tụ lại và làm tắc lỗ chân lông.
  • Sừng hóa lỗ chân lông: Các tế bào da chết không được loại bỏ hoàn toàn khỏi bề mặt da, dẫn đến việc tích tụ trong lỗ chân lông. Tình trạng này làm lỗ chân lông bị bịt kín bởi dầu, tế bào chết và vi khuẩn, dẫn đến sự hình thành các vi nhân mụn.
  • Mất cân bằng hệ vi khuẩn trên da: Các vi khuẩn gây mụn C.acnes hoặc nấm men Malassezia sẽ phát triển mạnh và sử dụng dầu thừa trên da làm thức ăn, sinh sôi và gây ra tình trạng viêm, dẫn đến các dạng mụn viêm như mụn mủ, mụn bọc.
  • Quá trình viêm: Khi có sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc tắc nghẽn nang lông, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất các chất trung gian gây viêm. Mức độ viêm càng cao thì khả năng để lại sẹo sau mụn cũng lớn hơn.

Mụn trứng cá có thể do nhiều yếu tố tác động, từ bên trong cơ thể cho đến các yếu tố bên ngoài như:

2.1. Thay đổi nội tiết tố

  • Nội tiết tố androgen: Trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt, mức độ hormone androgen tăng cao, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, sản xuất nhiều dầu hơn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn.
  • Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt hoặc mãn kinh: Thay đổi hormone trong các giai đoạn này cũng có thể gây ra mụn trứng cá.
Cập nhật bí quyết chữa nóng gan nổi mụn tại nhà

Tình trạng nổi mụn do nóng gan thường gặp ở nhiều người và gây ra nhiều ảnh hưởng đến ngoại hình của người bị. Nguyên do là bởi trong gan không thể loại thải hết độc tố, kết hợp một số tác động về tâm lý và thay đổi chức…

2.2. Do stress và căng thẳng

Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng hormone cortisol trong cơ thể, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Ngoài ra, stress cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, khiến da dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây mụn.

Stress gây nên mụn trứng cá

Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân hình thành nên mụn trứng cá.

2.3. Lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng sản phẩm không phù hợp

Sử dụng mỹ phẩm chứa dầu, thành phần gây kích ứng hoặc không làm sạch sâu cho da có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và bùng phát mụn trứng cá. 

2.4. Vệ sinh da không đúng cách

Không làm sạch da đúng cách có thể làm bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn tích tụ trên da, làm bít lỗ chân lông. Mặt khác, làm sạch quá mức cũng có thể làm da mất đi lớp dầu tự nhiên, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.

2.5. Do môi trường sống và làm việc

  • Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, hóa chất và khí thải có thể bám trên da và gây kích ứng, dẫn đến mụn.
  • Làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc ô nhiễm: Những người làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, ẩm ướt hoặc tiếp xúc với hóa chất dễ bị mụn do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.

2.6. Do chế độ ăn uống

  • Thực phẩm giàu đường và chất béo: Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (như bánh kẹo, nước ngọt) và thức ăn chứa nhiều chất béo xấu có thể kích thích mụn.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Một số người có thể phản ứng với hormone trong sữa, làm gia tăng sản xuất dầu trên da.

Chế độ ăn uống sai nổi mụn trứng cá

Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là những tác nhân gây nên mụn trứng cá. 

2.7. Những nguyên nhân khác

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị mụn, khả năng bạn cũng dễ bị mụn cao hơn.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, như corticosteroids, lithium hoặc thuốc chứa androgen có thể gây mụn như tác dụng phụ.
Trị mụn lưng không hề khó

Mụn trứng cá mọc nhiều ở lưng là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Không chỉ xuất hiện mụn ở lưng, nhiều người còn gặp phải tình trạng mụn nổi nhiều ở mặt, trắn, cằm, ngực... Có nhiều nguyên nhân chính khiến mụn ở lưng xuất hiện và không…

3. Các phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả

Mụn trứng cá điều trị ban đầu như thế nào?

Việc điều trị mụn trứng cá cần được thực hiện theo quy trình có hệ thống, bao gồm đánh giá tổn thương mụn, rà soát thói quen hàng ngày, lập kế hoạch điều trị chuyên biệt và hướng dẫn chăm sóc da tại nhà. Dưới đây là các bước chi tiết:

  • Đánh giá tổn thương mụn: Tổn thương mụn có thể được phân loại thành nhẹ, trung bình và nặng dựa trên số lượng và loại mụn (mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn bọc).
  • Rà soát các thói quen hàng ngày: Xem xét chế độ ăn uống, quy trình chăm sóc da và thói quen sinh hoạt.  
  • Lập kế hoạch điều trị chuyên biệt: Dựa trên mức độ nghiêm trọng và loại mụn, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.
  • Chăm sóc da tại nhà: Bác sĩ hướng dẫn chọn mỹ phẩm hợp với da, cách sử dụng, cách làm sạch da để ngăn ngừa mụn tái phát.

3.1. Các loại thuốc bôi trị mụn phổ biến hiện nay 

Dưới đây là một số loại thuốc bôi trị mụn phổ biến và hiệu quả hiện nay:

  • Retinoids tại chỗ: Retinoids là dẫn xuất của vitamin A, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình tái tạo da và làm giảm sản xuất dầu. Chúng cũng giúp làm giảm viêm và ngăn ngừa sự hình thành mụn mới.
  • Benzoyl peroxide: Benzoyl peroxide có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn C.acnes, đồng thời giúp làm giảm viêm và làm sạch lỗ chân lông. Nó cũng có khả năng làm khô mụn, giúp chúng nhanh chóng lành lại.
  • Kháng sinh tại chỗ: Kháng sinh tại chỗ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm viêm trên da. Chúng thường được sử dụng cho các trường hợp mụn viêm nặng hoặc mụn bọc. Clindamycin (Cleocin T) và Erythromycin là 2 sản phẩm phổ biến có tác dụng điều trị mụn hiệu quả.
  • Các loại thuốc thay thế khác
  • Axit salicylic: Giúp loại bỏ tế bào chết, thông thoáng lỗ chân lông và giảm viêm. Đây là thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và thuốc trị mụn.
  • Axit azelaic: Có tác dụng kháng khuẩn, làm sáng da và giúp giảm viêm. Thích hợp cho những người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng.
  • Axit glycolic: Làm sạch lỗ chân lông và giảm sự tích tụ tế bào da chết, giúp thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn.
Cách trị mụn nhọt tại nhà hiệu quả và đơn giản nhất

Việc phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là cách trị mụn nhọt đơn giản nhất, chỉ bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên bạn đã có thể loại bỏ nhanh…

3.2. Các loại thuốc uống trị mụn kê đơn (dùng theo chỉ định của bác sĩ)

Các loại thuốc uống trị mụn thường được kê đơn bởi bác sĩ và cần được sử dụng theo chỉ định để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc uống phổ biến trong điều trị mụn trứng cá:

  • Isotretinoin: Là một dạng vitamin A mạnh, isotretinoin giúp giảm sản xuất bã nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm vi khuẩn gây mụn và làm giảm viêm. Thường được chỉ định cho các trường hợp mụn trứng cá nặng, mụn bọc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh uống giúp giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trên da và giảm tình trạng viêm. Sản phẩm phổ biến gồm Tetracycline (mụn trứng cá viêm), Doxycycline (chống viêm và điều trị mụn), Minocycline (các trường hợp mụn bọc nặng).

Thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá

Tùy vào tình trạng mụn và lời khuyên của bác sĩ mà bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh.

  • Thuốc uống tránh thai phối hợp: Thuốc tránh thai phối hợp chứa estrogen và progestin có thể giúp điều chỉnh hormone trong cơ thể, giảm sản xuất bã nhờn và giảm tình trạng mụn ở phụ nữ. Thường được chỉ định cho phụ nữ có mụn trứng cá liên quan đến thay đổi hormone, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Thuốc kháng androgen: Các thuốc kháng androgen như spironolactone có tác dụng giảm nồng độ hormone androgen trong cơ thể, từ đó giảm sản xuất bã nhờn và điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Thích hợp cho phụ nữ có mụn trứng cá do hormone, thường được dùng trong trường hợp mụn nội tiết.

3.3. Các phương pháp trị mụn nâng cao

Ngoài việc sử dụng thuốc bôi và thuốc uống, còn nhiều phương pháp trị mụn nâng cao giúp điều trị hiệu quả hơn cho các trường hợp mụn trứng cá nặng hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị thông thường. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

  • Lấy nhân mụn: Đây là phương pháp làm sạch mụn, đặc biệt là mụn đầu đen và mụn đầu trắng, bằng cách lấy nhân mụn ra khỏi lỗ chân lông. Thường được thực hiện bởi bác sĩ da liễu hoặc điều dưỡng da liễu có kinh nghiệm.
  • Lăn kim trị mụn: Lăn kim là phương pháp sử dụng một thiết bị với nhiều kim nhỏ để tạo ra các vết thương vi mô trên bề mặt da. Điều này kích thích quá trình tái tạo da và sản xuất collagen, giúp cải thiện tình trạng mụn và làm giảm sẹo mụn.

Lăn kim trị mụn trứng cá

Phương pháp lăn kim trị mụn đang được ưa chuộng bởi hiệu quả nó mang lại.

  • Peel hóa học: Peel hóa học là phương pháp sử dụng các axit để loại bỏ lớp tế bào chết trên bề mặt da, giúp thông thoáng lỗ chân lông và giảm mụn. Phương pháp này cũng giúp cải thiện tình trạng sẹo và tăng cường độ sáng của da.
  • Liệu pháp ánh sáng: Liệu pháp ánh sáng sử dụng ánh sáng LED hoặc laser để điều trị mụn trứng cá. Ánh sáng xanh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, trong khi ánh sáng đỏ giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục da.

3.4. Trị mụn trứng cá tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị y tế, nhiều người cũng tìm đến các biện pháp tự nhiên để trị mụn trứng cá tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

Trị mụn bằng bí đỏ: 

Bí đỏ chứa nhiều vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp làm dịu da, giảm viêm và làm lành vết thương.

Cách thực hiện: Nghiền nhuyễn bí đỏ chín, có thể thêm một chút mật ong để tăng hiệu quả. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn trong khoảng 15-20 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Trị mụn bằng trứng gà: 

Trứng gà chứa nhiều protein và vitamin, có khả năng làm sáng da, làm mềm da và giảm sưng tấy do mụn.

Cách thực hiện: Tách lòng trắng trứng gà và đánh bông. Thoa lòng trắng lên vùng da bị mụn và để khô tự nhiên. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm sau khoảng 20 phút.

Ttrị mụn trứng cá tại nhà bằng trứng gà

Bạn có thể trị mụn trứng cá tại nhà bằng cách đắp mặt nạ trứng gà.

Dùng dấm gạo: 

Dấm gạo có tính kháng khuẩn và giúp cân bằng độ pH của da, giúp làm sạch lỗ chân lông và giảm mụn.

Cách thực hiện: Pha loãng dấm gạo với nước theo tỷ lệ 1:3. Dùng bông tẩy trang thấm dung dịch và thoa lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Dầu dừa: 

Dầu dừa có tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm dịu da, giảm viêm và làm lành vết thương.

Cách thực hiện: Thoa một lớp dầu dừa mỏng lên vùng da bị mụn. Để khoảng 20 phút và rửa mặt lại với nước sạch. 

Tổng hợp 10+ cách trị thâm mụn tự nhiên hiệu quả ít người biết

Bạn đang tìm kiếm cách trị thâm mụn tự nhiên, “đánh bay” những đốm thâm xỉn màu cứng đầu để có thần thái tự tin rạng ngời hơn khi đi gặp khách hàng, ra mắt gia đình chồng tương lai hay chỉ đơn giản là trở nên xinh đẹp trong…

4. Mụn trứng cá có nguy hiểm không? Biến chứng thế nào?

Mụn trứng cá thường là một tình trạng lành tính, nhưng nếu bị viêm nhiễm nặng hoặc bị tác động không đúng cách như nặn mụn sai cách, không chăm sóc da kỹ lưỡng, nó có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về da. Chẳng hạn như: 

  • Sẹo:

Sẹo rỗ (sẹo lõm): Khi các nang lông bị viêm nhiễm sâu và phá hủy lớp hạ bì, da không thể tự tái tạo hoàn chỉnh, gây ra những vết lõm sâu.

Sẹo lồi, sẹo phì đại: Xuất hiện khi da sản xuất quá nhiều collagen trong quá trình lành, gây ra sẹo lồi.

  • Vết thâm: Sau khi mụn lành, da có thể xuất hiện các vết thâm sẫm màu, do quá trình viêm làm tăng sản xuất melanin. Những vết thâm này có thể mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm để mờ dần.
  • Nhiễm trùng da: Nếu nặn mụn sai cách hoặc sử dụng các sản phẩm không phù hợp, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng, làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Rối loạn tâm lý: Mụn trứng cá nghiêm trọng, đặc biệt là trên khuôn mặt, có thể gây ra lo lắng, trầm cảm và tự ti, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, đặc biệt ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.

Sẹo rỗ do mụn trứng cá

Những vết lồi lõm xuất hiện trên bề mặt da là biến chứng do mụn trứng cá để lại.

10 cách trị sẹo thâm lâu năm ở mặt tại nhà hiệu quả nhất

Hiện nay, trên các diễn đàn làm đẹp xuất hiện vô vàn cách trị sẹo thâm lâu năm ở mặt cho chị em tham khảo. Tuy nhiên trong số đó đâu là cách xóa mờ sẹo hiệu quả nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp 10 cách…

5. Cách phòng ngừa mụn trứng cá dài hạn 

Để ngăn ngừa mụn trứng cá và duy trì làn da khỏe mạnh, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa dài hạn là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa mụn hiệu quả:

  • Rửa mặt đúng cách: Rửa mặt 2 lần/ngày với sản phẩm rửa mặt phù hợp với loại da (da dầu, da khô, da nhạy cảm). Tránh chà xát quá mạnh và không rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, vì điều này có thể làm khô da và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
  • Dưỡng ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp để giữ ẩm cho da, ngay cả khi da có mụn. Chọn sản phẩm không chứa dầu (oil-free) hoặc không gây bít tắc lỗ chân lông (non-comedogenic) để tránh làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Chăm sóc da khi bị mụn trứng cá

Trong quá trình trị mụn bạn cũng cần dưỡng ẩm đủ cho da ngay cả khi da có mụn.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi. Hạn chế tiêu thụ đường, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm có chỉ số glycemic cao, vì chúng có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và gây ra mụn.
  • Tránh sờ tay lên mặt: Cố gắng không chạm tay lên mặt để tránh vi khuẩn và bụi bẩn từ tay lây lan lên da. Nếu cần phải chạm vào mặt, hãy rửa tay sạch sẽ trước khi làm điều đó.
  • Giảm căng thẳng: Thực hiện các hoạt động giúp giảm căng thẳng như yoga, thiền, hoặc thể dục. Căng thẳng có thể làm tăng nồng độ hormone gây mụn, vì vậy tìm kiếm các phương pháp thư giãn là rất cần thiết.
  • Bổ sung nước: Uống đủ nước hàng ngày (ít nhất 8 ly nước) để duy trì độ ẩm cho da và hỗ trợ quá trình thải độc.
  • Vệ sinh môi trường sống và đồ cá nhân: Giữ cho không gian sống sạch sẽ, đặc biệt là nơi ngủ và các sản phẩm chăm sóc da. Thường xuyên thay ga trải giường, gối và khăn tắm. Vệ sinh điện thoại di động và các dụng cụ trang điểm để tránh lây nhiễm vi khuẩn lên da.
Mách bạn các cách chăm sóc da khô đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

Da khô là một trong những loại da cực kỳ phổ biến, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc da khô hiệu quả. Khi da bị khô đi, chúng ta thường tìm cách để tăng cường độ ẩm. Vậy bạn nên cấp ẩm cho da khô như…

Bài viết trên đã tóm tắt cho bạn hiểu rõ về nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá. Qua đó bạn có thể tìm được phương pháp điều trị mụn và chăm sóc da hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ mụn phát triển và cải thiện làn da một cách toàn diện. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy kết hợp điều trị mụn theo đúng chỉ định bác sĩ, chăm sóc da hàng ngày với lối sống lành mạnh, duy trì sự cân bằng từ bên trong nhé.