Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn và mẹ cần lưu ý gì?

Tác giả: Đồng Nguyễn

Thai nhi 36 tuần tuổi nặng bao nhiêu, dài bao nhiêu là băn khoăn thường gặp của không ít mẹ bầu lần đầu có con. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích, giúp mẹ nắm bắt tình hình sức khỏe của em bé và có sự chuẩn bị chu đáo trước khi con chào đời.

1. Thông tin chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi 

Chắc hẳn nhiều mẹ thắc mắc không biết thai nhi 36 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg và dài bao nhiêu cm. Theo thông tin từ tổ chức WHO, cân nặng đạt chuẩn của thai 36 tuần là khoảng 2.6kg và chiều dài tính từ đầu đến chân khoảng 47.4 cm.

Công thức tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Mẹ có thể tự theo dõi chỉ số cân nặng của thai nhi tại nhà bằng cách đo chu vi vòng bụng của người mẹ, sau đó áp dụng công thức tính sau:

Cân nặng của thai nhi (gram) = [(chiều cao tử cung + chu vi vòng bụng) x 100]/4

Lưu ý: Kết quả phép tính chỉ mang tính tham khảo. Nếu cần con số chính xác nhất, phương pháp siêu âm vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó, dựa vào những chỉ số siêu âm dưới đây, mẹ cũng xác định được con đang phát triển bình thường hay không. Cụ thể:

  • Đường kính lưỡng đỉnh thai 36 tuần (BPD): 83 – 96mm, trung bình 90mm.
  • Chu vi vòng bụng (AC): 285 – 375mm, trung bình 318mm.
  • Chiều dài xương đùi thai nhi 36 tuần (FL): 64 – 79mm, trung bình 70mm.
  • Chu vi vòng đầu (HC): 309 – 352mm, trung bình 324mm.
  • Nhịp tim thai nhi 36 tuần tuổi: 120 – 160 lần/phút.

2. Sự phát triển của thai nhi 36 tuần mẹ cần biết

Trong quá trình tìm hiểu thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu, mẹ cũng có thể cảm nhận được em bé có nhiều sự thay đổi hơn qua những hình ảnh siêu âm và cử động bên trong bụng mẹ: 

2.1 Phát triển da và xương

Tròn 36 tuần tuổi, cơ thể bé dần hoàn thiện xong lớp mỡ, lớp cơ nên da không còn nhăn nheo như các tuần thai trước. Cùng với đó, tuy hầu hết những phần xương khác đều cứng dần, nhưng phần xương sọ vẫn hơi mềm, nhằm mục đích giúp phần đầu dễ lọt ra khi sinh.

2.2 Phát triển hệ tiêu hóa

Ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của thai nhi tiếp tục phát triển nhưng chưa thể tự hoạt động. Vì em bé vẫn đang nhận chất dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ thông qua dây rốn.

2.3 Phát triển thính giác

Thính giác của thai nhi ở tuần thai 36 rất nhạy bén. Điều này thể hiện qua việc con “bày tỏ” sự yêu thích đặc biệt với một âm thanh nào đó bằng cách ngọ nguậy hoặc đạp bụng mẹ. Đồng thời, sau khi sinh vài tuần, con vẫn nhận ra giọng nói và lời bài hát đã từng nghe cùng mẹ.

Thai nhi 36 tuần tuổi sinh được chưa?

Một thai kỳ khỏe mạnh và em bé sinh đủ tháng kéo dài khoảng 40 tuần. Trong trường hợp thai nhi sinh ra lúc 36 tuần tuổi sẽ được nhận định là “sinh non muộn”, với tỷ lệ sống sót khỏe mạnh khoảng 93 – 98%. Lý do là dù bé con đã có đầy đủ hình hài của một em bé sơ sinh bình thường nhưng thực chất, phổi chưa phát triển hoàn thiện và lượng chất béo cũng chưa đáp ứng đủ để bao bọc và giữ ấm cho cơ thể.

3. Cơ thể mẹ mang thai 36 tuần thay đổi thế nào?

Mẹ bầu 36 tuần tuổi nhận thấy cơ thể mình xuất hiện một số biểu hiện khác thường như:

  • Sa bụng bầu: Đây là hiện tượng xảy ra vào cuối tam cá nguyệt thứ 3. Lúc này, thai nhi bắt đầu xoay đầu di chuyển xuống phía dưới khung xương chậu để sẵn sàng chào đời.
  • Đau xương chậu: Sa bụng bầu cũng là yếu tố tác động lên khu vực cơ xương chậu của mẹ, khiến khu vực này bị kéo giãn mạnh từ đó gây cảm giác căng tức và đau nhức.

thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu

Đau xương chậu là một biểu hiện bình thường ở phụ nữ mang thai 36 tuần.

  • Đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày: Ở tuần thứ 36 kích thước em bé ngày càng lớn và dồn lực liên tục xuống xương chậu, dẫn tới chèn ép bàng quang. Vì thế, mẹ bầu thường cảm thấy mắc tiểu liên tục.
  • Cân nặng giữ nguyên hoặc giảm: Nhiều mẹ lo lắng khi nhận thấy cân nặng của mình không tăng hoặc sụt giảm trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đây là hiện tượng rất bình thường, báo hiệu mẹ đã sẵn sàng “vượt cạn”. Lý do là lượng nước ối ở tháng cuối sẽ cạn dần cũng như cơ thể mẹ đào thải chất lỏng (như mồ hôi, nước tiểu…) liên tục và đốt nhiều calo hơn trước.
  • Sưng phù: Hầu hết phụ nữ mang thai đều đối mặt với vấn đề sưng phù chân, tay, mặt hay ngực ở 3 tháng cuối vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn, gián đoạn lưu thông tuần hoàn máu do áp lực thai nhi lên ổ bụng, thói quen vận động hạn chế, rối loạn tiết tố, chế độ dinh dưỡng không cân đối…

4. Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 36 tuần tuổi

Dưới đây là các lưu ý chăm sóc quan trọng mẹ cần biết khi bước sang tuần thai thứ 36: 

4.1 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống của mẹ quyết định trực tiếp đến cân nặng thai nhi trong suốt thai kỳ. Vậy nên, ở những tuần cuối cùng, mẹ nên tiếp tục xây dựng thực đơn bổ dưỡng và khoa học. Cụ thể, ngoài đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản (gồm chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất), mẹ cần “nạp” đủ 1500mg Canxi/ngày (từ tôm, cua, cá, trứng…) và ăn nhiều chất xơ (trong hạnh nhân, chuối, bí đỏ…), chất sắt (có trong gà, thịt bò, bí ngô, mật ong…). Bên cạnh đó, mẹ cần tránh tiêu thụ những thực phẩm nguy hiểm cho em bé như đu đủ xanh, dứa, nhãn, mướp đắng… vì chúng gây co bóp tử cung mạnh, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

Cùng với đó, thai nhi 36 tuần tuổi có kích thước khá lớn nên việc ăn uống và tiêu hóa của mẹ có thể gặp khó khăn. Để cung cấp đầy đủ chất một cách lành mạnh nhất, mẹ hãy chia nhỏ thành 5 – 6 bữa/ngày thay vì chỉ có 3 bữa chính. Song song, mẹ cũng nên uống thêm 2 ly sữa bầu/ngày do đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, với công thức trọn vẹn, dễ hấp thu, giúp cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh.

Mách nhỏ cho mẹ sản phẩm sữa bầu Frisomum Gold, không chỉ chứa hệ dưỡng chất tuyệt vời dành riêng cho thai nhi, mà còn bổ sung nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. 

Cụ thể, sữa Frisomum Gold bao gồm Axit Folic, DHA, Canxi… để em bé hoàn thiện cơ quan và tăng trưởng vượt trội ngay từ trong bụng mẹ. Thêm vào đó, sản phẩm “tiếp thêm” Magie và Vitamin nhóm B, hỗ trợ mẹ tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón và giảm bớt căng thẳng. Đặc biệt hơn hết, Frisomum Gold có chỉ số đường huyết thấp (GI = 25) để mẹ kiểm soát cân nặng tốt hơn, hạn chế béo phì và tiểu đường thai kỳ.

Sự phát triển của thai nhi tuần 36

Hương vị sữa Frisomum Gold thơm ngon, thanh nhạt dễ uống nên nhiều mẹ bầu rất yêu thích.

4.2 Thực hiện kiểm tra và xét nghiệm định kỳ

Khám thai ở tuần thứ 36 vừa giúp bác sĩ theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ, vừa dự đoán thời gian và hình thức sinh nở thích hợp. Do vậy, mẹ cần chủ động đi khám thai mỗi tuần 1 lần tại thời điểm này và thực hiện những xét nghiệm quan trọng như:

  • Đo đường và đạm trong nước tiểu.
  • Đo cân nặng, huyết áp.
  • Kiểm tra xem cơ thể có triệu chứng sưng phù hoặc giãn tĩnh mạch hay không.
  • Kiểm tra độ giãn nở và mở rộng của tử cung.
  • Đo chiều cao đáy tử cung.
  • Đo nhịp tim thai nhi.
  • Kiểm tra kích thước, hướng quay đầu và vị trí nằm của thai nhi bằng cách sờ và nắn bụng.

4.3 Tập thể dục nhẹ nhàng

Bác sĩ khuyến khích mẹ nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày bằng cách tập yoga, kegel, đi bộ, bơi lội… Các thói quen tốt này mang lại nhiều lợi ích cho mẹ như giảm cơn đau lưng dưới, hạn chế táo bón, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tăng tốc độ hồi phục sau sinh…

4.4 Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng

Thai phụ ngủ không đủ giấc phải đối mặt với vô vàn biến chứng nguy hiểm như huyết áp cao, tiền sản giật, tăng tỷ lệ sinh mổ, tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ… Vì vậy, mẹ cần đảm bảo ngủ đủ 7 – 9 tiếng/đêm và có một giấc nghỉ trưa ngắn khoảng 20 – 40 phút.

Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu? Những điều cần biết về giai đoạn này

Mẹ có thể tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng, đọc sách trước khi ngủ để ngủ ngon giấc hơn.

4.5 Kết hợp massage tầng sinh môn

Massage tầng sinh môn là cách đơn giản nhất để thư giãn và tăng tính linh hoạt cho vùng cơ đáy chậu. Từ đó, giảm thiểu khả năng phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường và rút ngắn thời gian hồi phục sau sinh.

4.6 Chuẩn bị sẵn sàng đồ đi sinh

Tuần thai thứ 36 là thời điểm dấu hiệu báo sinh xuất hiện ngày một rõ ràng hơn. Vậy nên, mẹ có thể bắt đầu chuẩn bị “hành trang” đi sinh cho mình và con, bao gồm:

  • Chuẩn bị đồ cho mẹ: Giấy tờ tùy thân, quần áo sạch, đồ lót, áo ngực cho con bú, miếng thấm sữa, băng vệ sinh ban đêm và ban ngày, tấm lót chống thấm, vớ chân, áo khoác, dầu nóng…
  • Chuẩn bị đồ cho bé: Nón, quần áo sạch, quần áo ấm, tất tay, tất chân, khăn nhỏ, khăn choàng, tã (bỉm), bình sữa, sữa… 
Tình trạng mất sữa đột ngột sau sinh có khả năng xuất hiện ở bất kỳ sản phụ nào và ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất của trẻ sau này. Vì vậy, mẹ cân nhắc chuẩn bị thêm sữa công thức với đạm sữa mềm nhỏ dễ tiêu và bổ sung nhiều thành phần dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện cho trẻ tiêu hóa và hấp thu nhẹ nhàng, hạn chế rối loạn tiêu hóa. 

Friso Gold – Hệ dưỡng chất hoàn hảo cho con chào đời khỏe mạnh

Friso Gold lựa chọn nguồn sữa mát chất lượng cao từ giống bò thuần chủng Hà Lan, sau đó ứng dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần duy nhất để bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên. Nhờ vậy, trẻ tiêu hóa dễ dàng, hấp thu nhanh chóng và ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. Chưa kể, Friso Gold còn chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột và hỗ trợ quá trình hấp thụ dưỡng chất tuyệt vời trong sữa.

Thai nhi 36 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ

Friso Gold có hương vị thanh nhạt, gần gũi và hợp khẩu vị trẻ nên trẻ uống sữa ngon miệng hơn.

5. Giải đáp các thắc mắc cho mẹ mang thai tuần 36

Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp khác của các mẹ có con lần đầu tiên, ngoài nỗi lo thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu:

5.1 Thai nhi 36 tuần gò nhiều có sao không?

Thai 36 tuần gò nhiều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sự thay đổi hormone và sinh lý bất thường, mẹ xoa bụng sai cách khiến tử cung bị co thắt, gò chuyển dạ giả… Nếu nhận thấy cơn gò ngày một dồn dập, đi kèm cảm giác căng tức, chảy máu âm đạo… đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Do đó, mẹ hãy đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.

5.2 Thai 36 tuần tuổi chưa quay đầu có sao không?

Thai quay đầu là điều kiện lý tưởng để mẹ sinh nở thuận lợi và dễ dàng. Thông thường, thai nhi bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 34 trở đi (một số trường hợp sớm hơn, khoảng tuần thứ 28). Vì vậy, trong trường hợp em bé 36 tuần chưa có dấu hiệu xoay đầu thì mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ để tìm hướng xử trí thích hợp.

Ngoài ra, mẹ nên hạn chế một số thói quen xấu, ảnh hưởng đến quá trình xoay đầu của con như kê đầu gối cao hơn mông khi ngồi, ngủ ngửa hoặc ngủ nghiêng bên phải, xoa bụng quá nhiều…

5.3 Khi nào mẹ bầu 36 tuần tuổi cần gặp bác sĩ ngay?

Khi nhận thấy thai nhi hoạt động ít hơn bình thường, hoặc bị rỉ ối, ra máu âm đạo, đau đầu, đau bụng, hoa mắt… không rõ nguyên nhân thì mẹ phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được theo dõi, kiểm tra kịp thời.

Qua chia sẻ thú vị trong bài viết, hy vọng mẹ đã được giải đáp thắc mắc thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu kg, dài bao nhiêu cm và biết cách chăm sóc con tối ưu. Chúc mẹ có một hành trình “vượt cạn” thuận lợi nhất!

Nguồn tham khảo: 

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/thai-nhi-36-tuan