Trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không?

Tác giả: huong

Khi trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày như vậy chắc chắn bố mẹ ai cũng rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con mình. Có những trường hợp nôn đi kèm sốt, đó là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm nào đó mà bố mẹ có thể không ngờ tới.

trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày
Trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

1. Vì sao trẻ lại bị nôn?

Nếu như trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị nôn sau khi ăn hoặc uống sữa thì đó là những dấu hiệu bình thường vì lúc này hệ tiêu hóa của các bé chưa ổn định.

Nhưng nếu như bé bị nôn thường xuyên nhiều lần trong ngày thì đây là điều cảnh báo bố mẹ cần quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bé vì có thể bé nhà bạn đang mắc phải một chứng bệnh nào đó mà bố mẹ không thể ngờ đến được.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị nôn hàng ngày mà có thể bố mẹ chưa biết:

Ăn quá no: Bố mẹ thường có thói quen bắt con ăn quá nhiều, nhiều hơn mức tiêu thụ của con, cuối cùng dẫn đến bé bị nôn, do dạ dày phải chịu áp lực. Ngoài nôn ra thì khi bé ăn quá nhiều sẽ kéo theo tình trạng khó chịu, mệt mỏi trước và sau khi nôn.

Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm xuất phát từ nguyên nhân chính là trong thành phần của thức ăn cho bé bị nhiễm khuẩn, cuối cùng dẫn đến tình trạng bé bị đau bụng, những cơn đau bụng kéo dài kèm theo buồn nôn và tiêu chảy.

Bé bị dị ứng: Đối với những em bé đang trong thời kỳ đổi món ăn mới, đôi khi bé bị dị ứng với những loại thức ăn mới, làm cho bé bị nôn và đau bụng. Bố mẹ để ý thấy bé liên tục khó chịu, cau có, đau bụng tiêu chảy và nôn trong lúc thay đổi món ăn mới thì bố mẹ nên lưu ý về thực đơn cho bé, vì bé đang bị dị ứng với những thức ăn mới.

Chấn thương não: Trong lúc chơi đùa không may bé bị té ngã và bị chấn thương vùng não cũng là có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nôn.

2. Khi nào trẻ cần đến gặp bác sĩ gấp?

trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày
Khi có những dấu hiệu bất thường bố mẹ phải đưa bé đến bệnh viện

Có rất nhiều ông bố bà mẹ chủ quan vì nghĩ con mình bị nôn là hiện tượng bình thường, nhưng thật đôi khi không hề bình thường bởi vì đó là hồi chuông cảnh báo những triệu chứng bất thường. Bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện gấp nếu như bố mẹ thấy bé có những dấu hiệu sau đây:

  • Bé ói kèm theo những dấu hiệu chứng tỏ bé bị mất nước như: khô môi, khô miệng, bé khóc la, khó chịu…
  • Bé bị sốt, sốt trên 38 độ
  • Bé không chịu uống sữa
  • Bé bị nôn nhiều lần trong ngày, nôn liên tục trong 24 giờ đồng hồ
  • Nôn ói kèm theo những dấu hiệu như khở thở, tim đập nhanh
  • Khi nôn có những vệt máu hoặc có màu xanh

Bố mẹ nên gọi bác sĩ hoặc đưa bé đến bệnh viện gấp nếu như xuất hiện những dấu hiệu trên đây nhé, vì lúc này cơ thể của bé đang trong thời điểm nguy hiểm, cần báo động.

3. Cách điều trị nôn ở trẻ em như thế nào?

Tùy vào mức độ cũng như thể trạng của từng bé mà bố mẹ có những cách xử trí khác nhau, đối với những bé có những dấu hiệu nặng, bất thường thì đưa đến bác sĩ, bác sĩ sẽ định hướng điều trị.

Chúng tôi chỉ xin chia sẻ một số cách xử lý khi bé bị nôn, sau khi xử lý xong bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và tìm ra nguyên nhân chính xác.

  • Cho bé uống nhiều nước

Khi bé bị nốn nhất định bé sẽ bị mất đi một lượng nước, sau khi nôn xong bé thường bị khô môi và khát nước, có những bé còn bị đau họng. Lúc này bố mẹ cố gắng cho bé uống thêm nước, uống từ từ và nên cho bé uống nước sôi để nguội, không được cho bé uống nước đá. Có thể lúc này bé nằng nặc đòi uống nước đá nhưng bố mẹ phải kiên quyết vì sau khi nôn xong phần cổ họng của bé bị tổn thương nếu như cho bé uống nước đá lạnh sẽ làm cho cổ họng bé càng đau rát thêm.

  • Cho bé ăn những thức ăn loãng

Lúc này có lẽ bé đang chán ngán thức ăn, bé không muốn ăn gì nữa nhưng để bù lại những gì đã mất bố mẹ nên cho bé ăn một chút gì đó, có thể là thức ăn loãng như cháo, nước canh. Hạn chế cho bé ăn những thức ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ.

Bố mẹ không được tự tiện cho bé uống thuốc, trước khi uống thuốc bố mẹ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ như thế nào?

4. Phòng ngừa bệnh

trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày
Môt số cách phòng nôn ói cho bé yêu

Tránh cho bé ăn cùng một lúc quá nhiều bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn ra, có thể ăn nhiều lần, mỗi lần ăn một chút để cơ thể bé dễ dàng thích nghi.

Sau khi ăn bố mẹ không được cho con chơi đùa, chạy nhảy quá sức hoặc bố mẹ không được xoay lắc bé quá mạnh.

Hơn nữa bố mẹ cần phải cẩn thận chế độ ăn uống dành cho bé, không được cho bé ăn những thực phẩm để quá hạn hoặc đã có những hiện tượng đổi màu, đổi mùi.

Mọi dấu hiệu bất thường nào bố mẹ cũng phải liên hệ với bác sĩ, không được tùy tiện cho bé uống thuốc, như vậy sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Theo khoe.online tổng hợp