Xét nghiệm nước tiểu: cách đọc chỉ số để đoán bệnh

Tác giả: huong

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những hình thức kiểm tra sức khỏe tổng quát được các bác sĩ khuyến nghị thực hiện. Thông qua các chỉ số phân tích trong mẫu nước tiểu, các bác sĩ có thể đưa ra phán đoán và nhận biết người đăng kí xét nghiệm đang khỏe mạnh hay đang có vấn đề sức khỏe. Kết quả xét nghiệm nước tiểu giúp ta nhận biết bệnh để điều trị kịp thời. Nhận biết ngay cách đọc chỉ số nước tiểu có thể tự áp dụng.

Xét nghiệm nước tiểu

Các chỉ số có trong kết quả xét nghiệm nước tiểu

Dưới đây là một số chỉ số ta có thể tự nhận biết và hiểu thêm về ý nghĩa của chỉ số khi đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu:

1. Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu

Bạch cầu có chỉ số an toàn là 10-25 Leu/UL, âm tính trong nước tiểu. Nếu có chứa bạch cầu, cho thấy cơ thể đang gặp phải các vấn đề như nhiễm khuẩn, nấm bởi quá trình chống lại vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu bị giết chết và được thải ra đường tiểu. Để xác định rõ thêm nguyên nhân bạch cầu trong nước tiểu, đối tượng sẽ được yêu cầu xét nghiệm thêm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.

2. Urobilinogen (UBG)

Urobilinogen (UBG) là chỉ số thể hiện mức độ thoái hóa bilirubin, được thải ra theo phân. Chỉ số cho phép ở mức 0,2-1,0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. Nếu quá chỉ số này, cho thấy cơ thể có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh về gan (viêm gan, xơ gan) làm dòng chảy dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

3. Protein

Protein thường âm tính trong nước tiểu, chỉ số cho phép từ  7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L. Nếu xuất hiện chỉ số protein trong nước tiểu và cao hơn hàm lượng cho phép chứng tỏ cơ thể đang có các vấn đề về thận, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp. Ở thai phụ, nếu có chất Albumin (một dạng protein) trong nước tiểu, có thể xuất hiện khả năng bị nhiễm độc thai nghén hoặc mắc các chứng tiểu đường.

3. pH

Độ pH thể hiện chỉ số acid của nước tiểu. Chỉ số thông thường là 4,6-8. Nếu pH=4 là có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính, pH=9 nước tiểu có tính bazo mạnh.

4. Blood (BLD)

Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Bình thường âm tính trong nước tiểu, nếu xuất hiện cho thấy đang có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận. Ngoài ra các vấn đề tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo cũng có thể là lý do khiến nước tiểu có máu.

5. Ketone (KET)

Là loại chất được thải ra ở nước tiểu. Nếu xuất hiện cho thấy cơ thể đang thiếu dinh dưỡng hoặc có khả năng mắc các chứng bệnh về tiểu đường, chế độ dinh dưỡng ít carbohydrate, nghiện rượu hoặc thường xuyên nhịn ăn.

Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Thường không có hoặc ở mức thấp. Cần nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng thêm.

6. Specific Gravity (SG)

Chỉ số bình thường: 1.005-1.030. Cho thấy nước tiểu loãng hay đặc (do uống nhiều nước hoặc do thiếu nước).

7. Glucose (Glu)

Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Cho thấy đang có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường. Thông thường chỉ số glucose trong nước tiểu sẽ rất thấp hoặc không có. Khi đường huyết trong máu tăng cao, đường sẽ được thoát ra qua nước tiểu do không kiểm soát hết. Ngoài ra glucose cao trong nước tiểu cũng có thể là do thận đang bị tổn thương.

8. ASC (Ascorbic Acid)

Chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L. Là lượng chất thải, cặn có trong nước tiểu để đánh giá khả năng mắc các chứng bệnh thận.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì?

Từ một số chỉ số quan trọng kể trên, kết quả xét nghiệm giúp các bác sĩ phán đoán được nhiều loại bệnh khác nhau từ nhẹ cho đến nguy hiểm. Đặc biệt là nhận biết cụ thể hơn các chứng bệnh về thận, gan. Kết quả của việc xét nghiệm nước tiểu có thể nhận biết những điều sau:

– Nhận biết được mức độ mất nước của cơ thể: Nếu nước tiểu có màu vàng thẫm, hoặc thậm chí sậm màu cho thấy cơ thể đang mất nước. Ngược lại có đủ lượng nước cần thiết, nước tiểu có màu vàng nhạt. Vừa nạp nhiều nước, nước tiểu có màu trong.

– Phát hiện sớm ung thư vú, ung thư tinh hoàn: Ở bệnh nhân ung thư trong nước tiểu có chất pteridines cao hơn thông thường. Đây là loại chất giúp nhận biết khả năng mắc ung thư vú, ung thư tinh hoàn hiệu quả khi xét nghiệm nước tiểu.

– Bệnh tiểu đường: Là cách kiểm tra khả năng mắc bệnh tiểu đường phổ thông nhất mà ta có thể áp dụng. Khi lượng đường huyết tăng cao, không đủ kiểm soát sẽ được thải ra qua đường nước tiểu, khiến hàm lượng glucose tăng cao đột ngột.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu sẽ đưa ra các chỉ số về máu và các tạp chất lạ lẫn trong nước tiểu, để có thể nhận biết bệnh sớm.

– Bệnh về thận: Nhận thấy có máu trong nước tiểu, cho thấy bàng quang, niệu đạo và thận đang có vấn đề.

Từ một số chỉ số xét nghiệm nước tiểu cơ bản kể trên, ta có thể hiểu và nhận biết được các vấn đề sức khỏe bản thân đang đối mặt là gì. Tuy vậy kết quả xét nghiệm chỉ nên được thực hiện và hướng dẫn đọc, tìm hiểu bởi bác sĩ một cách chính xác, cũng như bệnh nhân nên nghe kết quả phân tích cụ thể từ bác sĩ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe. Nhận thấy có bất kì vấn đề bất ổn trong cơ thể thì nên khám kiểm tra tổng quát bằng các giải pháp khác để xác định được bệnh và giải pháp điều trị thiết thực.

Theo khoe.online tổng hợp