Nhận biết dấu hiệu xuất huyết não ở người già
Tác giả: uyennguyen
Xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ khiến máu chảy vào các nhu mô não. Đây cũng là nguyên nhân gây đột quỵ cao nhất và thường xảy ra ở người cao tuổi, nguy cơ tử vong cao nếu không cấp cứu kịp thời. Do đó, nhận biết dấu hiệu xuất huyết não ở người già hết sức quan trọng trong việc sớm phát hiện cũng như hỗ trợ điều trị.
- Điều trị, chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não hiệu quả
- Bệnh xuất huyết não ở trẻ nhỏ và những điều nên biết
1. Dấu hiệu xuất huyết não ở người già
Theo thống kê người lớn tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ, bệnh nhân nam chiếm trên 60% tổng số ca bệnh và độ tuổi trung bình bị chảy máu não là 55.
Các dấu hiệu xuất huyết não với từng người có thể khác nhau nhưng thường gặp nhất là các cơn đau đầu bất thường. Cơn đau này khá giống với đau đầu sau gáy hoặc đau đầu do căng thẳng nhưng đặc điểm để phân biệt đau đầu là dấu hiệu chảy máu não không biến mất dù áp dụng các phương pháp giảm đau tức thời.
Đi kèm với các cơn đau đầu là hội chứng buồn nôn, nôn mửa, co giật, chóng mặt, ù tai, không đứng vững, mắt mờ, người nói lắp và mất khả năng vận động hoặc mất ý thức. Một số trường hợp còn xuất hiện các biểu hiện như tăng tiết đờm và mồ hôi, nhịp thở không đều, nhịp tim bị rối loạn và huyết áp, sốt cao.
Vì bệnh khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể xuất hiện trong lúc làm việc, sinh hoạt, ngay trong giấc ngủ hay vừa thức dậy nên rất khó phát hiện. Khi động mạch não bị vỡ, máu bị đẩy ra mô não ở xung quanh và động cục thành máu tụ gây chèn ép những vùng não lân cận, làm hoại tử hoặc thiếu máu cục bộ cực kỳ nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây xuất huyết não ở người cao tuổi
Bệnh xuất huyết não ở người già xảy ra có thể do sự thay đổi môi trường sống hay dùng thuốc nhưng nguyên nhân chính là do các yếu tố sau đây:
– Do bị cao huyết áp ( chiếm 50 – 60 %)
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu não ở người cao tuổi. Khi bị cao huyết áp, thành tiểu động mạch giảm tính đàn hồi, thành ống trở nên mỏng và phình to ra dẫn đến hình thành khối u tại vi động mạch. Khi đó, khối u sẽ vỡ ra gây xuất huyết não. Ngay cả việc huyết áp tăng nhẹ cũng có thể là nguy cơ gây chảy máu não nếu không điều trị kịp thời.
– Do bị dị dạng động, tĩnh mạch
Dị dạng động, tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết não ở người già. Bởi vì động mạch và tĩnh mạch trực tiếp thông với nhau trong huyết quả nên khi bị dị dạng, thành huyết quản sẽ mỏng đi, nguy cơ nứt vỡ rất cao.
– Do huyết quản biến tính dạng tinh bột
Huyết quản biến tính dạng tinh bột sẽ gây ra xuất huyết não nhiều lần. Người càng lớn tuổi thì tỉ lệ huyết quản biến dạng càng cao và đây chính là nguyên nhần phổ biến gây xuất huyết não ở người lớn tuổi.
– Do bị hoại tử não
Việc sử dụng các loại thuốc chống dông máu để điều trị hoại tử não là nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết não.
– Do sử dụng rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia trong thời gian dài rất dễ gây huyết áp cao, gây hoại tử màng trong của động mạch nhỏ trong đại não thành dạng thủy tinh và các khối u. Các khối u này khi nứt vỡ sẽ gây xuất huyết ở não.
Ngoài ra, béo phì, ít vận động hay phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai cũng là những nguyên nhân tiềm ẩn gây chảy máu ở não.
3. Xuất huyết não có nguy cơ tử vong cao
Chảy máu não có nguy cơ tử vong rất cao, cụ thế nếu bệnh nhẹ người bệnh thường rối loạn ý thức, lú lẫn còn bệnh có diễn biến nặng bệnh nhân hôn mêm sâu, rối loạn nhịp thở và phần lớn tử vong trong vòng 48 giờ. Nếu may mắn còn sống sót, người bệnh vẫn không thể hoạt động sinh hoạt bình thường mà phải gánh chịu nhiều biến chứng nặng nề như sống thực vật, bội nhiễm, suy kiệt.
Có nhiều loại chảy máu não khác nhau nhưng nguy hiểm nhất là xuất huyết bán cầu đại não ở sâu (lụt não thất). Khi xuất huyết ở vùng này, ngoài các triệu chứng như hôn mê sâu, rối loạn nhịp tim, kèm theo đó là các cơn co giật, co cứng toàn thân, nôn chất đen, sốt cao. Nếu không kịp thời phát hiện và cấp cứu, tỷ lệ tử vong của trường hợp này là 81%.
4. Cách xử lý khi người già chảy máu não
Khi gặp người già chảy máu não, việc cần thiết đầu tiên là phải cấp cứu càng sớm càng tốt để người bệnh ít để lại di chứng cũng như tăng khả năng cứu sống trong khoảng thời gian trước 2 giờ đến trước 6 giờ.
Trong khoảng thời gian chờ xe cấp cứu đến, người nhà cần cho người bệnh nằm yên một chổ, nghiêng đầu sang 1 bên. Trường hợp người bệnh bị co giật cần dùng đũa hoặc thìa có quấn vải cho vào giữa 2 hàm răng để tránh bệnh nhân cắn vào lưỡi.
Xuất huyết não thường xảy ra đột ngột, diễn biến bệnh nhanh và có nguy cơ tử vong cao do đó nắm được các dấu hiệu của bệnh giúp sớm nhận biết và điều trị kịp thời. Để phòng tránh, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người cao tuổi, có tiền sử các bệnh về huyết áp cũng như có chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên vận động để tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Theo Khoe.online tổng hợp