10 cách tăng đề kháng cho bé hiệu quả cha mẹ nên biết
Tác giả: Đồng Nguyễn
Cha mẹ rất phiền muộn vì trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn rất nhiều. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, bởi vì đã có những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện sẽ giúp tăng cường đề kháng cho bé chống lại bệnh tật. Hãy cùng xem bài viết dưới đây và ghi chú ngay những cách hay để giúp trẻ nhà mình khỏe mạnh nhé!
1. Vì sao cha mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ?
Sức đề kháng là khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm,… khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Tuy vậy, khác với người trưởng thành, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên sức đề kháng còn khá kém.
Sức đề kháng của trẻ có được là do những nguồn cung cấp kháng thể chủ động (do cơ thể tự sản xuất kháng nguyên) và thụ động (trẻ nhận từ bên ngoài). Theo đó, khi còn là bào thai, trẻ sẽ nhận được kháng thể truyền từ mẹ. Và ở giai đoạn sau sinh, trẻ bú mẹ (đặc biệt là sữa non) cũng được tiếp nhận những kháng thể quan trọng. Tuy nhiên, kháng thể thụ động này sẽ bắt đầu giảm mạnh sau khoảng 6 tháng và kéo dài đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi, còn được gọi là giai đoạn ‘khoảng trống miễn dịch’.
Lúc này, cơ thể trẻ sẽ thiếu kháng thể, hệ miễn dịch suy yếu cùng với sự tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài nên rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa… Vì vậy, cha mẹ cần tìm cách tăng đề kháng cho bé để giúp con có một cơ thể khỏe mạnh và đủ sức để chống lại những mầm bệnh gây hại.
Cha mẹ cần tăng sức đề kháng cho bé ngay từ sớm để giúp con nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên.
2. Một vài dấu hiệu nhận biết sức đề kháng kém ở bé
Cha mẹ cần nhận biết sự suy giảm sức đề kháng ở trẻ để có thể tăng cường ‘hàng rào’ miễn dịch của con kịp thời. Một số dấu hiệu trẻ bị suy giảm sức đề kháng mà cha mẹ cần lưu ý như:
- Trẻ thường xuyên ốm vặt, mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt, ho, tiêu chảy…
- Hay mệt mỏi và có biểu hiện bỏ bú, chán ăn.
- Hệ thống tiêu hóa kém, hay bị rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ dễ bị mất nước với các dấu hiệu như tiểu ít, da khô bong tróc, da nhợt nhạt,…
- Trẻ hay thèm ăn đồ ngọt.
Trẻ thường bị ốm vặt nếu sức đề kháng kém.
3. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả, giảm ốm vặt khi giao mùa
Dưới đây là những cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà cha mẹ nên biết:
Cách tăng sức đề kháng ở trẻ là cho ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, giữ vệ sinh cá nhân,…
3.1. Cho trẻ bú sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời là một trong những cách tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả nhất. Bởi trong sữa mẹ không chỉ chứa đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng… mà còn có cấu trúc 3 điểm vàng bao gồm Sn-2 Palmitate, Phospholipids, MCFA/SCFA cùng các thành phần như HMO và Alpha-lactalbumin. Đây là tiền đề giúp trẻ có hệ miễn dịch vượt trội, phát triển về mọi mặt từ thể chất đến cả tinh thần.
3.2. Bổ sung sữa non tăng sức đề kháng
Trong một số trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú hoặc bất khả kháng như đang điều trị bệnh, mẹ có thể cho trẻ dùng sữa non công thức hỗ trợ tăng đề kháng. Đây là loại sữa được sản xuất từ sữa non động vật, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển của trẻ cũng như giúp trẻ tăng cường kháng thể. Thành phần sữa non hiện nay có chứa các chất gần giống với sữa mẹ như đạm, vitamin, khoáng chất, lysine,… giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện và bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại.
Lưu ý: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện nên hệ tiêu hóa khá yếu, hay bị kích ứng và khó hấp thu nếu sữa có công thức chứa đạm khó tiêu. Do đó, khi chọn sữa cho bé, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có đạm mềm, nhỏ, tự nhiên để giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh.
Sữa non công thức chứa nhiều dinh dưỡng như đạm, vitamin, khoáng chất, lysine,… giúp tăng sức đề kháng ở trẻ
3.3. Dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng
Việc đảm bảo môi trường sống, sinh hoạt của trẻ sạch sẽ và thoáng đãng giúp hạn chế việc trẻ tiếp xúc với mầm bệnh. Bởi khi môi trường xung quanh trẻ bị ô nhiễm sẽ trở thành nơi các loại virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng phát triển và gây bệnh cho con.
Vì thế, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi, quần áo để loại bỏ bụi bẩn và đều đặn tiêu diệt vi khuẩn nơi bé vui chơi, ngủ nghỉ hoặc nơi trẻ tiếp xúc thường xuyên.
3.4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho cả bé và người tiếp xúc với bé
Vi khuẩn, virus tồn tại khắp mọi nơi nên ngoài giữ vệ sinh môi trường sống cũng nên giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và cả những người tiếp xúc với trẻ. Đặc biệt, thường xuyên rửa tay và giữ tay luôn sạch là việc làm cần thiết. Bởi tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với mọi thứ nên rất dễ có vi khuẩn gây hại và lây truyền bệnh, vì thế giữ một đôi tay luôn sạch sẽ là điều rất cần thiết.
Giữ vệ sinh cá nhân giúp bé tránh nhiều tác nhân gây hại như virus, bụi bẩn,… từ môi trường
3.5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Nhằm giúp trẻ hình thành nên hàng rào miễn dịch tự nhiên, phụ huynh nên bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ một số thực phẩm như rau dền, cam, kiwi, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, đu đủ, thịt gà… Những thực phẩm này chứa các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, B, C, E, kẽm, selen, sắt giúp tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
3.6. Cho trẻ uống đủ nước
Bên cạnh việc cho trẻ uống sữa thì bổ sung đủ lượng nước là một trong những cách tăng đề kháng cho bé rất hữu hiệu. Bởi nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết làm tăng tốc độ trao đổi chất và giúp tim bơm máu nhằm vận chuyển oxy trong máu hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ hoạt động của tế bào miễn dịch. Ngoài nước lọc thông thường, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước ép rau quả, sữa chua, các loại thức uống từ ngũ cốc… để hấp thu các dưỡng chất khác.
Bổ sung đủ nước giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn
3.7. Nên cho bé vận động thường xuyên
Vận động thường xuyên là một trong những phương pháp hữu hiệu được các chuyên gia khuyên dùng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi vận động, cơ thể trẻ bắt đầu giải phóng các kháng thể tự nhiên, các cytokine có đặc tính chống viêm và tiêu diệt các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Ngoài ra, nó sẽ giúp bé năng động mỗi ngày, cải thiện sức khỏe, kích thích thèm ăn, ăn ngon hơn và tâm trạng vui vẻ, thoải mái hơn.
Gợi ý các bài tập phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cha mẹ có thể tham khảo:
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Cha mẹ có thể rèn luyện tính dẻo dai và giãn cơ cho trẻ bằng cách mát-xa. Tập tay chân cho trẻ hoặc giữ thăng bằng trên bóng và nâng đầu trẻ giúp để cổ trẻ cứng cáp hơn.
- Đối với trẻ lớn hơn: Để xương và khớp của trẻ dẻo dai, linh hoạt và khỏe mạnh hơn, bạn có thể cho trẻ tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ trong công viên, chạy bộ, đi xe đạp,…hoặc tham gia các môn thể thao như bơi lội, trượt băng, đá bóng,…
3.8. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Một cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đơn giản là đảm bảo con ngủ đủ giấc. Bởi khi thiếu ngủ, cơ thể trẻ sẽ giảm khả năng phục hồi và sản xuất kháng thể, đồng thời thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, dễ ốm vặt hơn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Để bé yêu được ngủ ngon và sâu giấc, phụ huynh có thể thử bật nhạc êm dịu trong khi ngủ, hoặc đọc sách, massage thư giãn,…
Ngủ đủ giấc – đúng giờ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường đề kháng và sự phát triển của trẻ
3.9. Bổ sung các loại vitamin A, vitamin C, kẽm,…
Vitamin và khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Chẳng hạn như:
- Vitamin A hỗ trợ tăng cường miễn dịch và khả năng chống lại các tác nhân gây hại, ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn.
- Vitamin C giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giúp bé nhanh khỏi bệnh giảm thời gian trẻ bị bệnh. Còn giúp tăng sức đề kháng, góp phần phục hồi các tế bào bị tổn thương.
- Kẽm giúp các tế bào lympho B và lympho T trong cơ thể phát triển giúp cơ thể kháng virus, vi khuẩn, chống nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ hữu hiệu. Bên cạnh đó, kẽm còn bảo vệ các tế bào khứu giác và vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn, hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn.
Theo đó, cha mẹ có thể áp dụng cách tăng đề kháng cho bé bằng cách bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Chẳng hạn, với vitamin A gồm có cà rốt, gan động vật, rau ngót,… Vitamin C sẽ có trong nhiều loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, rau xanh đậm, ớt có màu sắc rực rỡ,… Còn Kẽm sẽ có trong lòng đỏ trứng, cá có dầu, ngũ cốc nguyên hạt,…
Ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất cũng có trong thực phẩm chức năng. Cha mẹ có thể tham khảo khi muốn bổ sung cho trẻ, nhưng cần dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
3.10. Chủng ngừa cho trẻ đầy đủ
Cha mẹ nên cho trẻ chủng ngừa cho trẻ đầy đủ để giúp trẻ ngăn chặn các bệnh nguy hiểm
Tiêm ngừa đầy đủ là cách tăng sức đề kháng cho trẻ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được các bác sĩ khuyến cáo. Việc này sẽ giúp bé hình thành được miễn dịch thụ động cho cơ thể, giúp ngăn chặn bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng nếu không may mắc phải.
Ngoài ra cha mẹ cũng nên lưu ý về việc dùng thuốc kháng sinh cho trẻ khi bị bệnh. Tốt nhất nên tham khảo và tuân thủ theo ý kiến của bác sĩ, tránh dùng sai ảnh hưởng đến sức đề kháng.
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho các bậc phụ huynh những cách tăng đề kháng cho bé hiệu quả. Với những bí quyết đơn giản, cha mẹ có thể giúp bé phát triển khỏe mạnh, không lo sợ ốm vặt.