Có hay không hiện tượng dị ứng bột ngọt?
Tác giả: huong
Từ 100 năm nay, bột ngọt trở thành gia vị phổ biến và dường như không thể thiếu trong chế biến món ăn. Trong điều kiện phù hợp, bột ngọt là một loại gia vị an toàn sử dụng được. Tuy nhiên vẫn có một số ít người có cơ địa nhạy cảm, họ cảm thấy khó chịu, tê mỏi chân tay, nổi mẩn đỏ khắp người sau khi ăn bún, phở và họ cho rằng mình bị dị ứng bột ngọt. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao và được y học giải thích thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp nội dung dưới đây nhé!
- Cẩn thận khi bị dị ứng tôm cua
- Cách chữa dị ứng thời tiết và phòng ngừa hiệu quả
- Những điều nên lưu ý về dị ứng cơ địa
Bột ngọt có phải là chất gây dị ứng?
Theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex của Liên hiệp quốc cũng như nhiều tổ chức y tế và sức khỏe uy tín, bột ngọt được xem là một loại gia vị an toàn. Nó hoàn toàn không thuộc các nhóm chất gây dị ứng như hải sản, đậu phộng hoặc đậu nành. Bột ngọt về bản chất không phải là chất gây dị ứng và cho đến nay cả thế giới đều sử dụng. Vậy thực chất hiện tượng dị ứng bột ngọt là hoàn toàn không có cơ sở. Chỉ có một số ít người có cơ địa nhạy cảm với bột ngọt mà thôi.
Dị ứng thời tiết là một căn bệnh dị ứng thường xảy ra với những người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm. Căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ người nào không phân biệt tuổi tác hay giới tính và thường có những ảnh hưởng nhất…
Nguyên nhân dị ứng là do đâu?
1. Tác nhân khác không phải bột ngọt
Một số người sau khi ăn bún, phở hoặc những món ăn có nêm bột ngọt thì cảm thấy khó chịu, da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Một số khác thì bị tê mỏi tay chân. Đây có thể là các triệu chứng trùng hợp ngẫu nhiên với nhiều trường hợp khác như:
– Người đó bị dị ứng với các món khác như: hải sản, tôm, cua, đậu phộng, mật ong…
– Cùng thời điểm khi họ làm việc căng thẳng, bị tê vai, mệt mỏi.
– Trùng với trường hợp trời trở lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột khiến họ bị nổi mề đay, phát ban.
Ngoài ra, để làm rõ hiện tượng dị ứng bột ngọt có hay không, người ta còn tiến hành phân tích sâu sự liên quan với hiệu ứng lan truyền. Mặc dù, một số người không gặp các triệu chứng đó. Thế nhưng qua lời kể của người khác họ lại tưởng tượng ra như mình đang thực sự mắc phải.
2. Cơ địa nhạy cảm với bột ngọt
Trên thực tế, có nhiều người có cơ địa nhạy cảm dị ứng với thức ăn. Trong số đó có cả nhạy cảm với bột ngọt, nhưng tỷ lệ này rất ít. Các biểu hiện kèm theo cũng không quá nguy hiểm, chỉ thoáng qua và không ảnh hưởng nhiều. Chúng sẽ tự khỏi trong vài giờ hoặc 1-2 ngày. Tuy nhiên, trong các món ăn hàng ngày không nên nêm nếm với bột ngọt nữa mà có thể thay thế bởi một gia vị khác.
Cơ thể con người rất dễ mắc phải những triệu chứng dị ứng khác nhau, trong đó không thể không nhắc tới dị ứng cơ địa. Đây là một dạng dị ứng mang lại những triệu chứng ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe và cơ thể, nhất là nó…
3. Bột ngọt giả
Trường hợp tiếp theo được đặt ra có thể các triệu chứng đó xuất hiện là ăn phải bột ngọt không kém chất lượng, có lẫn chất độc hại. Đó không phải là biểu hiện của dị ứng mà có thể là do ngộ độc hóa chất. Ban đầu là tê mỏi tay chân, đau đầu và càng về sau dẫn đến chứng buồn nôn, nôn, khó thở. Khi ấy, cần đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Như vậy, cho đến nay thì hiện tượng dị ứng bột ngọt là hoàn toàn chưa có cơ sở. Bởi vì bột ngọt không phải là chất gây dị ứng. Tuy nhiên, khi chế biến các món ăn, bạn không nên lạm dụng quá nhiều và cần lựa chọn bột ngọt có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn chất lượng và thời hạn sử dụng.
Theo Khoe.online tổng hợp