Nổi mề đay dị ứng sau sinh có đáng lo?
Tác giả: huong
Ở nước ta, tỷ lệ dị ứng ngày càng tăng khi xuất hiện ở nhiều đối tượng. Trong đó dị ứng sau sinh là phổ biến nhất. Thế nhưng trong thời gian cho con bú, các sản phụ không thể tùy tiện dùng thuốc để điều trị các triệu chứng. Một trong những triệu chứng điển hình là tình trạng nổi mề đay, phát ban gây ngứa ngáy và khó chịu.
- Dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu khiến mẹ bầu mệt mỏi
- Mách bạn cách chữa dị ứng mề đay
- Bà bầu bị dị ứng mẫn ngứa phải làm sao?
Biểu hiện nổi mề đay dị ứng sau sinh
Mề đay nổi thành những nốt sẩn phù có kích thước 0.2 – 2cm. Ban đầu chỉ nổi vài nốt, ở một vùng da cụ thể .Sau đó chúng xuất hiện ngày càng nhiều. Chúng tạo thành mảng lớn lưu trú khắp toàn thân. Chúng mang đến cảm giác ngứa ngáy, càng gãi thì càng ngứa, nổi sẩn phù màu đỏ. Tuy nhiên, đến khi lặn hẳn thì không gây bất kỳ tổn thương nào trên da.
Thông thường các biểu hiện dị ứng sau sinh sẽ tự mất trong vài ngày, các chị em phụ nữ không nên quá lo. Nhưng nếu tình trạng ngày càng nặng hơn như khó thở, phù thanh quản, suy hô hấp thì đây lại là dấu hiệu nguy hiểm. Chúng ta cần phải cấp cứu để không ảnh hưởng đến tính mạng.
Trong số các bệnh dị ứng thì dị ứng ngứa toàn thân là căn bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng nhất, cả người lớn và trẻ em, cả nam và nữ. Nó xảy ra quanh năm nhưng thường rơi vào thời điểm chuyển mùa khi thời tiết và khí trời thay…
Nguyên nhân gây dị ứng sau sinh
Sự thay đổi nội tiết tố, thay đổi hormone được xem yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng dị ứng sau sinh. Sau khi sinh, hệ miễn dịch người phụ nữ trở nên yếu hẳn và đang trong giai đoạn phục hồi. Do đó cơ thể dễ nhạy cảm hơn. Vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để virut, vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Các sản phụ dễ nhiễm độc, nhất là khi thời tiết thay đổi.
Hơn nữa, có thể sau sinh men gan tăng cao hoặc gan không lọc được khiến sản phụ nổi mề đay dị ứng gây ngứa ngáy. Hoặc do cơ thể bị nhiễm giun đường ruột kéo theo hiện tượng mề đay. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người mẹ bổ sung quá nhiều chất để có sữa cho con bú. Vì vậy, vô tình chúng ta ăn quá nhiều đồ nóng gây mẫn ngứa.
Ngoài ra, còn do một số yếu tố bên ngoài dẫn đến dị ứng sau sinh: môi trường, phụ nữ sau sinh tiếp xúc với các yếu tố gây ngứa, vệ sinh không sạch sẽ…
Để xác định nguyên nhân là do đâu, các mẹ bỉm sữa cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Cây nhọ nồi còn được gọi là cây cỏ mực, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... là một trong những loại cây thuốc Đông Y quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Loại cây này rất dễ tìm thấy và mang lại nhiều công dụng rất hữu ích trong việc…
Cách điều trị và phòng ngừa
Vì đang trong giai đoạn cho con bú nên sản phụ muốn điều trị hay dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc kháng histamin có tác dụng giảm các tổn thương trên da:
– Cetirizine, fexofenadine, loratadine: không gây buồn ngủ.
– Chlorpheniramin, hydroxyzine, cyproheptadine: có hiệu quả cao nhưng lại gây buồn ngủ.
Tuy nhiên, các thuốc uống trên chỉ dành cho trường hợp mề đay nặng hoặc cấp tính. Nếu ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể bôi thuốc làm dịu da. Một số loại có thể dùng: cream vitamin E, dung dịch dalibour…
Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa
Đồng thời để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa chứng mề đay dị ứng sau sinh, các chị em phụ nữ nên:
– Uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải chất độc.
– Thay đổi chế độ ăn, ăn ít đồ nóng, nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Có một số hoa quả có tính nóng nên hạn chế như: mít, sầu riêng, đào, dứa, xoài…Trước khi ăn các món chế biến từ hải sản nên lưu ý vì cơ thể phụ nữ sau sinh rất dễ nhạy cảm. Một số loại hải sản có thể gây dị ứng khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Nổi mẩn ngứa như muỗi đốt là một hiện tượng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Hiện tượng này thường không lây lan, không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh tìm ẩn. Vậy hiện…
– Tránh xa rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê, trà.
– Tẩy giun định kỳ.
– Ủ ấm cơ thể, tránh ra ngoài tiếp xúc với gió độc, không khí lạnh.
– Thường xuyên vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ để da thông thoáng hơn.
– Không gãi trực tiếp lên các nốt sẩn để tránh xây xát cũng như lây lan lên các vùng da khác.