Mách bạn công dụng hữu hiệu của cây nhọ nồi
Tác giả: huong
Cây nhọ nồi còn được gọi là cây cỏ mực, bạch hoa thảo, thủy hạn liên… là một trong những loại cây thuốc Đông Y quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Loại cây này rất dễ tìm thấy và mang lại nhiều công dụng rất hữu ích trong việc điều trị một số căn bệnh thông thường. Cùng tìm hiểu thêm về những công dụng hữu hiệu của cây nhọ nồi.
Cây nhọ nồi là loại thảo mộc gì?
Cây nhọ nồi còn có tên gọi là cây cỏ mực, bạch hoa thảo, thủy hạn liên hay hạn liên thảo. Đây là một loại cỏ dại mọc nhiều trong rừng, vườn hoặc ven đường, rất dễ tìm. Tên gọi của cây nhọ nồi là do điểm đặc biệt của loại cây này, khi lấy lá giã nát sẽ ra nước màu đen như mực. Dễ dàng tìm thấy trong đời sống hằng ngày, cỏ mực mang lại rất nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích và được ông cha ta áp dụng từ xưa đến nay.
Về đặc điểm, cây có thân mọc thẳng đứng, cao 80 – 100 cm, trên thân có lớp lông cứng màu trắng. Lá nhọ nồi mọc đối, có lông 2 mặt và hoa màu trắng, mọc thành cụm. Tất cả các phần của cây nhọ nồi đều có thể tận dụng làm thuốc.
Nhọ nồi có vị chua, ngọt, tính hàn, rất lành và có các tác dụng chính như ccầm máu, lương huyết, ích âm, bổ thận… có thể dùng để chữa can thận, âm hư, huyết nhiệt và cầm máu rất hiệu quả.
Thông thường người ra dùng cỏ nhọ nồi kết hợp với một số loại thảo mộc khác để sắc uống, giúp chữa bệnh hiệu quả. Ngoài ra những trường hợp như cầm máu, chữa mề đay, ghẻ lác thì giã nát cỏ nhọ nồi và đắp lên vết thương, vết ngứa, khả năng cầm màu, giảm ngứa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, cỏ nhọ nồi cũng là một trong những thành phần có trong mực xăm mà ta sử dụng ngày nay.
Công dụng của cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi mang lại những công dụng chữa các loại bệnh sau:
– Chữa viêm họng, đau họng, ho có đờm.
– Giảm sốt cao, giúp hạ sốt thay thế cho các loại thuốc kháng sinh, an toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Chữa sốt phát ban, sốt xuất huyết nhẹ.
– Cầm máu, chữa chảy máu cam.
– Chữa các chứng bệnh ngoài da như mề đay, ghẻ lở, eczema…
– Giảm thiểu tình trạng gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa nguy cơ gan nhiễm mỡ.
– Cải thiện tuần hoàn máu, chữa bạch biến.
Các bài thuốc chữa bệnh của cây nhọ nồi
Một số bài thuốc có thực hiện tại nhà để chữa các chứng bệnh thông thường như:
Ho gà là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em. Bệnh có diễn biến phức tạp, lây lan qua đường hô hấp, tỉ lệ tử vong cao. Do đó cần phải phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến…
Hạ sốt, chữa sốt phát ban: Sử dụng 60gam nhọ nồi sắc với 250ml, thực hiện mỗi ngày 1 thang. Thực hiện liên tục trong 2-3 ngày để đẩy lùi các triệu chứng sốt, cảm mạo.
Chữa viêm họng: 20gam cỏ nhọ nồi, 20gam bồ công anh, 12 củ rẻ quạt, kim ngân hoa, cam thảo đất mỗi vị 16gam. Sắc một thang thuốc với 300 ml nước và uống trong ngày. Thực hiện liên tục từ 3-5 ngày.
Cầm máu, chữa mề đay, bệnh ngoài: Rửa sạch lá nhọ nồi, giã nhuyễn, dùng bã và nước đắp lên vết thương hở hoặc vết ngứa để cầm máu, giảm sưng ngứa.
Chữa eczema ở trẻ nhỏ: sắc 50g cỏ nhọ nồi cho đặc lại, bôi lên chỗ đau chờ đến khi đóng vảy, giảm ngứa, thực hiện liên tục trong 1 tuần để thấy được kết quả.
Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang. Tình trạng chảy máu cam thường xuyên sẽ được giảm bớt.
Những công dụng tuyệt vời của cỏ nhọ nồi luôn được ông cha ta áp dụng thường xuyên. Hãy trồng loại cỏ này trong vườn gia đình để có thể tận dụng hiệu quả hơn.
Theo khoe.online tổng hợp