Nổi mề đay – Nguyên nhân do đâu?
Tác giả: sites
Nổi mề đay là một trong những bệnh lý về da rất phổ biến. Theo thống kê cho thấy cứ 100 người thì sẽ có khoảng 15 – 20 người bị nổi mề đay và có tình trạng tái đi tái lại nhiều lần trong đời. Trong đó, có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay khác nhau ở mỗi người. Thường rất khó để xác định nguyên nhân chính gây ra nổi mề đay và có biện pháp điều trị cụ thể.
- Bệnh lang ben là gì và cách điều trị như thế nào?
- Bệnh viêm da và cách điều trị
- Nổi mẩn ngứa như muỗi đốt là dấu hiệu của bệnh gì?
Nguyên nhân nổi mề đay
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Ban đầu, biểu hiện của bị nổi mề đay là trên da sẽ xuất hiện những vùng sần đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu. Mề đay là một bệnh về da rất phổ biến. Nhưng lại rất khó để xác định nguyên nhân gây nổi mề đay dù đã làm đầy đủ các bước xét nghiệm.
Có rất nhiều nguyên nhân nổi mề đay khác nhau: ký sinh trùng, thời tiết hay thức ăn. Hoặc do di ứng thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, men mốc, bụi…). Theo thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có khoảng 15 – 20 người bị nổi mề đay và có tình trạng tái đi tái lại nhiều lần trong đời.
Khả năng mắc bệnh vảy nến ở nam và nữ là như nhau. Trung bình có khoảng 1-2% số người trên thế giới mắc bệnh này. Bệnh vảy nến không lây, không nguy hiểm nhưng lại có tính di truyền và thường khởi phát ở độ tuổi 15-30 tuổi. Mụn…
Các nguyên nhân nổi mề đay thường gặp:
Do bị di ứng với không khí, đồ ăn thức uống, mỹ phẩm, côn trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng,…
Do yếu tốt vật lý: lạnh nắng, cọ xát, chấn thương.
Do di truyền (thường là di ứng do lạnh).
Do các bệnh hệ thống: có thể gặp mề đay kết hợp với bệnh Luput ban đỏ hệ thống, cường giáp trạng, u ác tính,…
Và cũng có nhiều trường hợp bị nổi mề đay không xác định rõ nguyên nhân.
Khi bị nổi mề đay phải làm sao?
Nguyên nhân gây nổi mề đay có quá nhiều, do đó, người bị nổi mề đay cần phải luôn theo dõi sức khỏe của mình thì mới có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh mà điều trị tận gốc. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh là gì mà sẽ có những cách điều trị hay kiêng cử khác nhau. Nếu có biểu hiện bị sưng mặt, phù môi hay khó thở thì phải đến ngay cơ quan y tế sớm nhất để được cấp cứu nếu cần. Ngoài ra, khi bị nổi mề đay, nếu chưa rõ nguyên nhân, người bệnh ngoài kiêng gió và nước ra thì cần phải tránh những điều được lưu ý chung như sau:
Kiêng ăn những thực phẩm có nhiều đạm, thực phẩm gây kích thích như cà phê, rượu, trà, đường, muối,.. và thực phẩm cay nóng.
Tránh lạm dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi để giảm ngứa mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Vì như vậy rất dễ gây tích độc tố trong người dẫn đến bệnh nổi mề đay sẽ dễ tái phát trở lại và ngày càng nặng hơn.
Hạ nhiệt và giải độc cho cơ thể bằng các thực phẩm giải nhiệt như mướp đắng, đậu phụ, bí đao,… và các loại hoa quả, thức ăn dễ tiêu hóa để loại bỏ bớt độc tố của cơ thể và nâng cao sức đề kháng.
Cây nhọ nồi còn được gọi là cây cỏ mực, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... là một trong những loại cây thuốc Đông Y quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Loại cây này rất dễ tìm thấy và mang lại nhiều công dụng rất hữu ích trong việc…
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Ngoài ra, có một điều mà mọi người thường hay thắc mắc khi bị nổi mề đay đó là, nổi mề đay có được tắm không? Nhiều quan niệm cho rằng, khi bị nổi mề đay người bệnh có thể tắm bằng nước ấm để làm giảm các cơn ngứa ngáy, khó chịu. Có quan niệm cho rằng tuyệt đối không được tắm mà chỉ nên dùng khăn lau và dùng nước hay đá lạnh để đắp lên các chỗ bị mẫn ngứa. Dù thế nào thì điều này vẫn còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây dị dứng nổi mề đay của bạn là gì. Trên đây chỉ là những lưu ý chung, do đó, bạn vẫn cần phải đi khám bác sĩ và tìm hiểu rõ nguyên nhân bị nổi mề đay để được chữa trị tận gốc.
Theo Khoe.online tổng hợp