Có cách nào chữa khỏi bệnh vảy nến không?

Tác giả: huong

Khả năng mắc bệnh vảy nến ở nam và nữ là như nhau. Trung bình có khoảng 1-2% số người trên thế giới mắc bệnh này. Bệnh vảy nến không lây, không nguy hiểm nhưng lại có tính di truyền và thường khởi phát ở độ tuổi 15-30 tuổi.

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là một bệnh lý rối loạn da cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, người ta cho rằng yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh vảy nến. Khoảng 40% con mắc bệnh khi cả cha và mẹ đều mắc bệnh. 10% con bị bệnh khi cha hoặc mẹ 1 trong 2 người mắc bệnh.

Dấu hiệu dễ dàng phát hiện là những mảng da rộng màu đỏ và có vảy trắng ở bề mặt dễ tróc. Khi cạo vào da thì các vảy tróc ra từng phiến mỏng như đang cạo vào thân cây nến. Do đó, hiện tượng này còn được gọi là bệnh vảy nến. Chúng thường xuất hiện ở da đầu, cù chỏ, đầu gối. Ban đầu chỉ khởi phát ở một vị trí, sau đó lan rộng ra toàn thân. Trong một số trường hợp nặng, bệnh còn lan sang cả móng. Biểu hiện rõ rệt nhất là móng đổi màu vàng nâu, như bị hư, có nhiều vết lõm.

Bệnh vảy nến

Yếu tố khiến bệnh nặng hơn

– Nhiễm trùng hô hấp: viêm amiđan, viêm họng.

– Chấn thương: những vùng da trầy xước, chảy máu.

– Căng thẳng, stress, giận dữ, lo lắng càng làm cho bệnh vảy nến trầm trọng thêm.

– Rượu, bia và thuốc lá.

Bệnh chốc lở ở trẻ em - Những điều cần thận trọng

Bệnh chốc lở ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn gây nên. Bệnh chốc lở có thể dễ dàng lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác hoặc từ vùng da bệnh sang những vùng da lành. Bệnh chốc lở là vấn…

Điều trị bệnh vảy nến

Để chẩn đoán bệnh vảy nến, bác sĩ chỉ cần quan sát vùng da tổn thương hoặc lấy một mẫu sinh thiết da. Không cần phải xét nghiệm máu hoặc các dùng đến các công cụ nào.

Cho đến nay bệnh vảy nến vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các cách chữa bệnh vảy nến hiện nay đều giúp làm giảm viêm, giảm diện tích vùng da tổn thương và ngăn ngừa tái phát. Nếu áp dụng đúng cách, chúng hoàn toàn có thể giúp người bệnh kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh.

bệnh vảy nến

– Thoa thuốc tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Đối với mức độ bệnh nhẹ có thể dùng dẫn xuất vitamin D3, hắc ín, ức chế calcineurin, acid salicylic, anthralin.

– Theo dõi và thoa thuốc toàn thân đối với trường hợp năng: sulfasalazine, retinoid, methotrexate.

– Biện pháp quang trị liệu: Dùng các tia sáng có cường độ mạnh như tia laser, tia tử ngoại UVA, UVB trực tiếp tác động lên vùng da vảy nến. Chúng có tác dụng phá hủy DNA trong toàn bộ tế bào.

Bệnh vảy nến tác động trực tiếp đến da – bộ phận rộng lớn nhất của cơ thể. Nếu không biết cách kiểm soát bệnh kịp thời, người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng và suy giảm tuần hoàn.

Theo Khoe.online tổng hợp