Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và cách chữa trị phù hợp
Tác giả: huong
Tổ đỉa là một triệu chứng viêm da đặc biệt, xuất hiện chủ yếu ở các vùng lòng bàn tay, bàn chân và ở rìa các ngón tay, chân. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và không rõ lý do, với những biểu hiện nổi mụn nước, bong tróc da… cản trở sinh hoạt của người bệnh và những ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
- Bệnh á sừng – Nguyên nhân, cách điều trị
- Cần thận trọng với bệnh chốc lở ở da
- Bệnh hắc lào – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
1. Bệnh tổ đỉa là gì?
Tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose là một triệu chứng da liễu nằm trong nhóm các loại bệnh chàm. Bệnh tổ đỉa xuất hiện với những biểu hiện viêm da, bong da, nổi mụn ở các khu vực lòng bàn tay, ngón tay và lòng bàn chân, ngón chân.
Bệnh thường xuất hiện nhiều ở cả nam và nữ, độ tuổi từ 20 đến 40 do các tiếp xúc da tay, da chân với môi trường và những biến đổi về cơ địa, gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, cản trở những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Thời gian diễn biến bệnh thường trong vài tuần, có thể chuyển sang thể ẩn nếu người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt nhưng cũng có thể tái phát.
Nổi mề đay là một trong những bệnh lý về da rất phổ biến. Theo thống kê cho thấy cứ 100 người thì sẽ có khoảng 15 – 20 người bị nổi mề đay và có tình trạng tái đi tái lại nhiều lần trong đời. Trong đó, có rất…
2. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Hiện nay nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định cụ thể. Theo đó, những lý do sau đây có thể tác động đến khả năng xuất hiện bệnh tổ đỉa ở người:
– Dị ứng với các thành phần hóa chất có trong sinh hoạt, như chất tẩy rửa có trong chất tẩy rửa, xà bông giặt, nước rửa chén, dầu mỡ, xăng, xi măng, vôi…
– Da bị nhiễm khuẩn khi làm việc thường xuyên tiếp xúc với đất, bụi bẩn.
– Có triệu chứng của nấm kẽ chân.
– Lòng bàn tay, bàn chân tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao.
– Dị ứn với một số thành phần có trong không khí như lông chó mèo, đất bùn, mạt gỗ, phấn hoa…
– Ăn phải những món ăn có nguy cơ dị ứng như hải sản, trứng, đồ lên men, tinh bột…
3. Triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Biểu hiện chủ yếu ở khu vực da tay và da chân, bệnh tổ đỉa sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
– Xuất hiện mụn nước có màu trắng, nhân cứng, khó vỡ và thường tập trung thành từng chụm nổi gồ ghề lên bề mặt da.
– Kèm theo những vết mụn nước bóng lớn, với những cảm giác ngứa rát, tuyến mồ hôi tay, chân ra nhiều.
– Những nốt mụn xuất hiện ở vùng gần móng sẽ làm hỏng mỏng, thối móng nếu không được khử trùng.
– Do xuất hiện nhiều mụn, người bệnh thường cố gắng làm vỡ lớp mụn khiến tình trạng ngứa ngày càng nhiều, mụn cũng sẽ mọc nhiều hơn và lan tỏa rộng ra. Khu mụn vỡ, dịch từ trong mụn chảy ra dễ gây bội nhiễm vi trùng thành mụn mủ da.
– Bệnh có nguy cơ biến chứng thành tổ đỉa chàm hóa nếu không được chữa trị đúng cách.
4. Điều trị bệnh tổ đỉa
Điều trị bệnh tổ đĩa bằng phương pháp Đông Y
Tổ đỉa là một triệu chứng viêm da thường gặp do những lý do môi trường tác động. Từ xưa ông cha ta cũng đã có những bài thuốc gia truyền để chữa trị bệnh tổ đỉa như dùng lá trầu không, ích nhĩ tử, dương xỉ, bồ công anh, kim ngân hoa… kết hợp với nhau thành bài thuốc ngâm tay, chân và thuốc bôi dạng cao.
Những bài thuốc đều hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, có thể dùng cho cả phụ nữ, người già và trẻ nhỏ mà không lo lắng về tác dụng phụ. Tuy nhiên thời gian chữa trị thường kéo dài, đòi hỏi người bệnh kiên trì, kiêng cữ nhiều vấn đề.
Làn da của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm và xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau trong quá trình khôn lớn. Một trong những triệu chứng da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là nổi các nốt mẩn đỏ, khiến các bé thường xuyên ngứa…
Điều trị tổ đĩa bằng Tây Y
Ngày nay những phương pháp chữa trị với thuốc uống và thuốc bôi của Tây Y thường được chọn lựa nhiều hơn. Những phương thuốc sử dụng cho bệnh tổ đĩa có thể kể đến như:
- Dung dịch Jarish để làm khô vùng bị thương.
- Dung dịch Xanh Metylen để bôi lên vùng da nhiễm khuẩn.
- Hoặc một số loại thuốc mỡ như eumovate, dermovate, flucinar, lorinden… giúp cung cấp độ ẩm và điều trị vết mụn.
- Thuốc uống, chủ yếu là kháng sinh như loratadin, citirizin, telfast… để ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn.
- Tuy vậy việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ, không được tự chữa trị, mua thuốc sử dụng bởi nguy cơ dị ứng cao nếu cơ địa không phù hợp với các thành phần của thuốc.
Bệnh tổ đỉa là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Khi gặp những vấn đề về bệnh lý da liễu, cần tìm đến bác sĩ để được khám và chữa trị một cách chính xác nhất để được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Theo khoe.online tổng hợp