Bệnh xơ cứng bì là gì? Điều trị ra sao?
Tác giả: huong
Xơ cứng bì là một bệnh lý liên quan về da, bệnh này hiếm gặp, nhưng bệnh này có thể tìm đến với bất kỳ ai và ở bất kỳ thời điểm nào. Vậy cụ thể bệnh xơ cứng bì là gì và cách điều trị ra sao?
- Mọi điều cần biết về căn bệnh ung thư da
- Dấu hiệu nào cảnh báo ung thư hắc tố?
- Cách chữa bệnh á sừng hiệu quả
1. Bệnh xơ cứng bì là gì?
Xơ cứng bì là một bệnh của chất tạo keo, liên quan đến da. Nếu như không phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng hướng thì bệnh này sẽ chuyển sang những bệnh khác như thực quản, tim và thận.
Đến thời điểm hiện nay thì Y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân của bệnh xơ cứng bì xuất phát từ đâu và việc nghiên cứu này vẫn tiếp tục được chuyên gia trong giới Y khoa tiếp tục.
2. Những triệu chứng sớm nhận biết của bệnh xơ cứng bì?
Khi bị lạnh, các ngón tay chân bị tê buốt, đổi màu, không có cảm giác. Càng về sau thì chuyển sang màu tím tái, tay càng lạnh hơn, bị khô cứng và không thể nào duỗi thẳng ra được.
Da dần mất độ đàn hồi, càng ngày càng dày lên, khó cầm nắm và khó gấp duỗi ngón tay như người bình thường. Nếu như trường hợp bị nặng thì không thể nào duỗi bình thường được.
Các móng tay bị khô, rất dễ bị gãy và có nhiều khía. Các ngón tay co quắp lại, nhọn như những móng chim.
Giọng nói bị ngọng ngịu, da mặt bị khô. Người bệnh bị khó thở, bởi vì khó thở lâu ngày nên dễ dàng dẫn đến bệnh phổi, ngoài ra thì những tổn thương về tim gây tràn dịch, viêm màn.
Người bị bệnh thường chán ăn, mệt mỏi, không muốn tham gia những hoạt động tập thể, lâu ngày làm cho người bệnh cảm giác như bị tụt hậu, mặc cảm với những người xung quanh và thường không muốn mọi người biết bệnh tình của mình.
Bệnh này không chỉ xuất hiện ở tay mà còn ở da mặt, chân tay, có nhiều trường hợp xuất hiện ở khắp cả người.
Đối với những người bị bệnh ở da mặt, ban đầu có những dấu hiệu ngỡ như trẻ hóa, da dẻ căng hơn trước và không có nếp nhăn nhưng đó chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh xơ cứng bì.
Nổi mề đay là một trong những bệnh lý về da rất phổ biến. Theo thống kê cho thấy cứ 100 người thì sẽ có khoảng 15 – 20 người bị nổi mề đay và có tình trạng tái đi tái lại nhiều lần trong đời. Trong đó, có rất…
3. Khi phát hiện bệnh nhân phải làm gì?
Đến thời điểm hiện nay Y học vẫn chưa có một phương pháp điều trị nào chấm dứt hẳn cơn bệnh này, chỉ có những phương pháp kiềm hãm sự phát triển của bệnh, giữ ở một chừng mực nào đó, không cho bệnh lây lan ra nhiều.
Đối với bệnh này, bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý điều trị bệnh lâu dài và kiên trì và phải nghiêm túc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên uống thuốc hoặc bôi thuốc tùy tiện nếu như không được sự cho phép của bác sĩ vì nguy cơ dẫn đến những tác dụng phụ cực kỳ cao.
Theo Khoe.online tổng hợp