Nhận biết và phòng tránh nguy cơ dị ứng thuốc giảm đau hiệu quả

Tác giả: huong

Khi sử dụng thuốc, bạn luôn có thể đọc thấy dòng ghi chú lưu ý khi sử dụng thuốc bên cạnh sự hướng dẫn sử dụng liều lượng của bác sĩ, cũng như cảnh báo hạn chế sử dụng thuốc khi có những biểu hiện bất thường… Đây là những cảnh báo dị ứng thuốc ở hầu hết tất cả sản phẩm dược tây y. Cụ thể triệu chứng dị ứng thuốc giảm đau được cho là một trong những tình trạng dị ứng thuốc phổ biến nhất. Hầu hết các loại thuốc giảm đau trên thị trường đều khá an toàn và phù hợp với hầu hết người trưởng thành từ 16 tuổi trở lên. Tuy vậy nguy cơ dị ứng thuốc giảm đau vẫn có thể diễn ra nếu sử dụng sai cách, hoặc sai thời điểm. Cùng cập nhật những kiến thức chữa trị dị ứng thuốc giảm đau hiệu quả nhất.

dị ứng thuốc giảm đau

1. Thuốc giảm đau là gì?

Chắc bạn đã biết công dụng của thuốc giảm đau là giảm thiểu các cơn đau đột ngột, đau kéo dài ở người mắc một triệu chứng bất kỳ, người vừa trải qua ca phẫu thuật…

Thuốc giảm đau thường được chế biến theo dạng viên nang hoặc viên nén, với các thành phần giảm đau và hạ sốt kết hợp. Gồm có: Paracetamol, một số thành phần thuộc nhóm kháng viêm (NSAID) như steriod, aspirin, ibuprofen, diclofenac…

Dị ứng kháng sinh và biến chứng nguy hiếm

Trong số các trường hợp dị ứng thuốc có đến 50% thuộc dị ứng kháng sinh. Khi bị dị ứng thuốc, người bệnh có các triệu chứng nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù nề. Một số trường hợp nặng hơn bị co thắt phế quản, khó thở và biến chứng…

2. Tình trạng dị ứng thuốc giảm đau có gì khác biệt?

Dị ứng thuốc nói chung và dị ứng thuốc giảm đau nói riêng là tình trạng dị ứng thuốc, do cơ thể có những phản ứng nhạy cảm đối với những thành phần bên trong thuốc. Có thể thấy việc sử dụng một loại thuốc bất kỳ, người sử dụng luôn được khuyến cáo nguy cơ dị ứng, bởi khả năng thích ứng của thuốc với cơ thể con người chỉ ở mức tương đối. Tác dụng phụ của thuốc xảy ra tùy theo cơ địa mỗi người, dù cho tỷ lệ kiểm định an toàn của thuốc là tuyệt đối.

Triệu chứng dị ứng thuốc không đơn giản như các loại dị ứng thông thường với các biểu hiện nổi mề đay… Mà còn có nguy cơ tác động đến các bộ phận bên trong cơ thể con người, gây ra các tình trạng sốc, co giật, tăng-hạ huyết áp đột ngột, tai biến… dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc giảm đâu

2 thành phần hoạt động chính của thuốc giảm đau là paracetamol và các NSAID, khi sử dụng có thể làm dịu các cơn đau nhẹ và vừa ở người. Tuy đều có cơ chế làm giảm đau, song 2 thành phần này lại có cách hoạt động khác nhau:

Nhận biết dị ứng thuốc và cách phòng ngừa

Thuốc là một biện pháp chữa trị của rất nhiều loại bệnh khác nhau, tuy nhiên không phải lúc nào dùng thuốc cũng là có hiệu quả. Thậm chí việc dùng thuốc còn có thể dẫn tới tình trạng dị ứng thuốc, đây là một trong những bệnh dị ứng…

dị ứng thuốc giảm đau

Paracetamol, thuốc giảm đau tác động đến não bộ, ức chế khả năng cảm nhận đau đớn của người sử dụng thuốc.

NSAID, giảm đau và kháng viêm có chứa ibuprofen và aspirin làm ngưng quá trình sản xuất prostagladin (quá trình tạo viêm và gây đau ở người) ở khắp nơi trên cơ thể, không phải chỉ mỗi não bộ như paracetamol.

Paracetamol và NSAID hoạt động theo các cách khác nhau, tạo ra những khác biệt ảnh hưởng đến nhau khi con người sử dụng thuốc. Từ đó hình thành những tác dụng phụ khác nhau, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và gây ra những phản ứng thuốc ở một số người sử dụng.

4. Triệu chứng dị ứng thuốc giảm đau

Khi sử dụng thuốc giảm đau, người sử dụng thuốc sẽ được khuyến cáo đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để phòng ngừa tình trạng dị ứng thuốc.

Bạn biết gì về dị ứng paracetamol?

Dị ứng paracetamol xảy ra vô cùng phổ biến trong việc sử dụng thuốc của nhiều người trong đời sống hàng ngày. Do thuốc paracetamol thuộc nhóm thuốc không kê đơn với số lượng mua thường không được giới hạn nên việc tuỳ tiện sử dụng chúng trở nên nguy…

dị ứng thuốc giảm đau

Trường hợp dị ứng nhẹ

  • Ngứa ngáy toàn thân, phát ban, nổi mề đay dày.
  • Mắt đỏ, ngứa vùng quanh mắt và hốc mắt.
  • Huyết áp tụt đột ngột do mao mạch giãn nở và có thể gây ngất xỉu.
  • Phế quản co thắt gây khó thở.
  • Đường tiêu hóa bị kích thích có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn mửa, co thắt vùng bụng.

Trường hợp dị ứng nguy hiểm

  • Da bị tác động, lở loét và bong từng mảng lớn như bị bỏng, có thể khiến tử vong,
  • Môi, khoang miệng và lưỡi. Khu vực niêm mạc má, nướu bị viêm, sưng, có bọng nước và vỡ ra sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau rát tột độ,
  • Mắt bị viêm kết mạc khiến chảy mũ, phù mí, xuất huyết bên dưới vùng kết mạc, ảnh hưởng tầm nhìn.
Nên làm gì khi bị dị ứng mẩn ngứa toàn thân?

Dị ứng mẩn ngứa toàn thân là một triệu chứng thường thấy của các bệnh dị ứng thông thường. Triệu chứng này không chỉ gây khó chịu trên da mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Vậy dị ứng mẩn ngứa toàn…

5. Điều trị khi dị ứng thuốc giảm đau

Ngay khi nhận thấy có những biểu hiện dị ứng thuốc giảm đau ở mức ngứa, nổi mề đay, buồn nôn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuẩn đoán chính xác.

Không được tự sử dụng các loại thuốc khi chưa được phép, những loại thuốc giảm sưng, viêm có thể sẽ là nguyên nhân tác động khiến tình trạng dị ứng nặng hơn.

Dị ứng thuốc giảm đau không chỉ gây ra những biểu hiện dị ứng đơn thuần mà còn có nguy cơ xuất hiện các hội chứng nguy hiểm như: Hội chứng Steven Johnson, hội chứng Lyell… cần được chữa trị kịp thời trước khi có biến chứng.

Luôn đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau trước khi sử dụng. Nếu cơ thể đã từng có tiền sử dị ứng thuốc giảm đau, cần hết sức lưu ý để phòng tránh nguy cơ dị ứng. Ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường sau vài giờ sử dụng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Tuyệt đối không tự tiện sử dụng thuốc giảm sưng, chữa dị ứng khi chưa được cho phép. Dị ứng thuốc giảm đau có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời, cần hết sức lưu ý để có thể phát hiện sớm tình trạng dị ứng.

Theo khoe.online tổng hợp