Nên uống C sủi vào lúc nào là tốt nhất?

Tác giả: huong

C sủi là hình thức viên vitamin dạng nén có thể sủi hòa tan khi gặp nước. Bên cạnh việc nạp vitamin C thông qua các loại thực phẩm, trái cây có vị chua như cam, chanh, ta còn có thể tăng cường vitamin C bằng cách sử dụng dạng viên nén hoặc viên sủi. Đặc biệt loại viên sủi vitamin C hay C sủi còn được dùng như một loại nước giải khát hữu hiệu, nhất là trong những ngày hè nhiệt độ tăng cao hiện nay. Tuy vậy nên uống C sủi vào lúc nào là tốt nhất và uống bao nhiêu là đủ?

Nên uống C sủi vào lúc nào là tốt nhất
C sủi giúp tăng cường bổ sung lượng vitamin C thiếu hụt trong cơ thể nhanh chóng

Uống C sủi thời điểm nào là tốt nhất?

Nếu đáp ứng được những vấn đề về sức khỏe, hoàn toàn có thể hấp thu vitamin C, ta chỉ nên thỉnh thoảng sử dụng C sủi một lần trong những trường hợp cảm nhận cơ thể đang thiếu hụt vitamin C hoặc đang bị cảm cúm để tăng cường miễn dịch.

Thời điểm uống C sủi tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ăn no, bởi uống lúc đói có thể gây xót và ảnh hưởng đến dạ dày, còn nếu dùng vào buổi tối sẽ gây ra những biểu hiện kích thích nhẹ.

Tác dụng của vitamin C đối với cơ thể

Vitamin C là một trong những nhóm chất quan trọng và rất cần thiết trong việc hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng của các bộ phận cơ thể. Cụ thể, vitamin C mang lại những tác dụng:

– Hỗ trợ tăng cường sản sinh năng lượng và khả năng miễn dịch của cơ thể.

– Trung hòa và đào thải các chất độc có trong cơ thể, đẩy lùi ra bên ngoài.

– Giúp hỗ trợ tổng hợp các chất vận chuyển trung gian hệ thần kinh, nâng cao khả năng hấp thu canxi, sắt cho cơ thể khỏe mạnh.

Nên uống C sủi vào lúc nào là tốt nhất
Cam là loại trái cây có nguồn vitamin C dồi dào

– Bảo vệ thành mạch máu khỏi những tác nhân nguy hiểm.

– Xúc tác các hệ thống enzym nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa các chất, tăng cường khả năng chống oxy hóa, chống lão hóa.

– Tăng cường khả năng sản xuất collagen, protein… giúp làn da tươi tắn, mịn màng hơn.

Tuy vậy cơ thể con người lại không thể tự sản xuất ra vitamin C như động vật, khi thiếu vitamin C cơ thể con người dễ dàng đối mặt với những nguy cơ như: chảy máu cam, khó đông máu, khả năng hồi phục vết thương thấp, chảy máu nướu răng, nhiễm sốt phát ban, lão hóa nhanh…

Nạp bao nhiêu vitamin C là đủ?

Vitamin C là dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể, thiết hụt vitamin C nhẹ có thể gây ra một số tình trạng da xấu, móng tay dễ gãy, đứt… nhưng nạp vitamin C thừa thãi cũng không hề an toàn.

Lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể

Cụ thể, lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể người trong từng độ tuổi cũng có những điểm riêng biệt:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: 25-30 mg/ngày.

– Từ 4-18 tuổi: 30-40 mg/ngày.

– Người trưởng thành: 45 mg/ngày.

– Phụ nữ đang mang thai: 50 mg/ngày.

Tai biến mạch máu não và những hậu quả nghiêm trọng

Khi nói đến tai biến mạch máu não, người ta đều nhận thấy rõ những hậu quả nặng nề mà nó mang lại cho người bệnh. Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có thêm 200.000 người mắc bệnh, tỷ lệ tử vong chiếm đến 50%. Mọi điều cần biết…

– Mẹ đang nuôi con bú: 70 mg/ngày.

Tác hại của việc thừa vitamin C

Khi dư thừa vitamin C sẽ gây ra những trường hợp phản tác dụng là:

– Dư thừa lượng sắt chuyển hóa gây hại cho cơ thể, cùng lúc làm giảm khả năng hấp thu đồng, niken, xương chậm phát triển, dễ biến dạng, viêm kết mạc, hồng cầu dễ bị phá vỡ, khả năng diệt khuẩn của bạch cầu thấp.

– Phụ nữ mang thai dư thừa vitamin C dễ gây dị tật cho thai nhi, nhất là trong giai đoạn các tháng đầu thai kì.

– Sản phẩm chuyển hóa trung gian của vitamin C là acid oxalic dùng liên tục có thể gây sỏi tiết niệu, sỏi thận.

– Nạp lượng lớn vitamin C liên tục có thể gây kích thích nhẹ, mất ngủ, dễ tỉnh giấc.

– Tiêm vitamin C hoặc ở 1 số người có thể dễ bị dị ứng.

– Rối loạn tiêu hóa, nóng rát, chảy máu dạ dày hoặc tiêu chảy.

– Khi cơ thể quen với việc nạp quá nhiều vitamin C, khi giảm bớt sẽ sinh ra hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi thường xuyên.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể gấp 20 lần.

– Dư thừa quá nhiều vitamin C còn có thể gây tổn hại về gen, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh ung thư, thấp khớp, xơ vữa động mạch.

Đặc điểm của C sủi

C sủi là một dạng viên nén sủi bọt giúp cung cấp vitamin C khi nạp vào cơ thể. Khi thả C sủi vào nước sẽ sinh ra hiện tượng sủi bọt mạnh, khí thoát ra nhiều giúp viên sủi tan trong nước trong thời gian ngắn, tạp thành dung dịch an toàn để uống, vừa giúp bổ sung vitamin, vừa giải khát. Bên cạnh đó, khi điều chế C sủi, người ta cũng hỗ trợ thêm một số thành phần thuốc để giúp cơ thể giảm thiểu mệt mỏi, tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.

Nên uống C sủi vào lúc nào là tốt nhất
C sủi là dạng thuốc được sử dụng nhiều trong dược học

Bên cạnh những dược chất an toàn cho sức khỏe, C sủi còn được kết hợp với một số chất khác để tạo nên thành phẩm dễ hấp thu như chất tạo màu, tạp hương, chất tạo sủi…. Chất tạo sủi có trong C sủi là natri bicacbonat có tính kiềm, khi kết hợp với vitamin C là một dạng acid và hòa tan vào nước sẽ tạo thành muối ăn và bọt khí CO2, kết hợp một số ra dược khác để đẩy nhanh khả năng tan trong nước và tăng cường khả năng hấp thu trong cơ thể.

Nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người bị thiếu máu

Thiếu máu không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể chữa lành nếu biết áp dụng các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe đúng cách. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt tăng cường cung cấp chất sắt cho cơ thể để…

Lợi ích của C sủi là khả năng hấp thu nhanh và nhiều lượng vitamin C hơn hẳn dạng viên nén và bổ sung thực phẩm thông thường, phù hợp cho ngườ có vấn đề về hấp thu, khó nuốt như trẻ nhỏ, người lớn tuổi. Dùng C sủi, vitamin C sẽ hấp thu vào dạ dày và máu nhanh, tăng cường nhiều tác dụng cần thiết.

Uống C sủi bao nhiêu là đủ?

Trong mỗi viên C sủi có chứa lượng lớn vitamin C (60-75 mg), trong khi cơ thể chỉ cần 45 mg/ngày là đủ. Do đó dùng C sủi nhiều có thể gây tình trạng thừa vitamin C và những tác hại nguy hiểm kể trên.

Bên cạnh đó, C sủi cũng có nguy cơ gây mòn men răng do lượng lớn acid hòa tan bên trong viên sủi đòi hỏi lượng pH ổn định là 5,5 nhưng khi gặp phải môi trường có độ pH thấp hơn (khoang miệng) đều có thể gây xói mòn.

Một số bệnh nhân bắt buộc không được sử dụng C sủi bởi vấn đề tiết chế muối và các chất có nhiều natri bởi có thể khiến huyết áp tăng cao, hoặc các bệnh nhân đang bị sỏi thận, bệnh về thận, phù thủng, đang trong chế độ ăn nhạt, kiêng mặn đều không nên uống C sủi.

Uống C sủi có thể tăng cường bổ sung vitamin C cấp tốc, nhưng uống C sủi vào thời điểm nào là tốt nhất và uống C sủi bao nhiêu là đủ không phải ai cũng thực hiện chính xác. Cần lưu ý và tránh lạm dụng C sủi để cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Theo khoe.online tổng hợp