Tâm lý khi có bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Tác giả: huong
Khi mang thai, quá trình điều tiết hormone ở cơ thể bà bầu diễn ra khá mạnh mẽ. Kèm theo đó tâm lý khi có bầu thay đổi liên tục khiến nhiều phụ nữ có những hành động vô tình khó kiểm soát. Có lẽ vì vậy mà trên thực tế, rất nhiều ông chồng cảm thấy khổ sở và phiền toái trong thời gian vợ mang thai. Không những thế, tâm lý mẹ bầu còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Mối quan hệ gắn bó giữa hai mẹ con trong thời gian thai kỳ tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
- Tại sao phụ nữ thường khó ngủ khi mang thai?
- Những ảnh hưởng khi mang thai bị stress nghiêm trọng như thế nào?
- Hiện tượng chuột rút khi mang thai thời kỳ đầu
1. Mẹ khóc – con có nguy cơ tự kỷ cao
Một trong những biểu hiện tâm lý khi có bầu rõ rệt là dễ xúc động, dễ nhạy cảm. Những vấn đề, những câu chuyện tưởng chừng như rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày lại khiến các chị em vô cùng cảm động. Họ khóc lóc rất tha thiết. Đặc biệt là nhiều người thường có thói quen xem phim cảm động trong thời gian mang thai. Tâm lý từ đó cũng chất chứa những nỗi niềm và cảm xúc rất nhiều. Thông thường, thai nhi trong thời gian 7 tháng tuổi trở đi có thể nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài. Nếu em bé nghe được tiếng khóc từ người mẹ thì sau này có nguy cơ tự kỷ rất cao.
Được làm mẹ là niềm hạnh phúc thiêng liêng mà tạo hóa đã ban cho phụ nữ. Nhìn đứa con của mình ngày một lớn dần trong bụng chắc hẳn các chị em sẽ vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, các bà mẹ đừng quên bảo vệ con yêu của…
2. Mẹ căng thẳng – con bị tăng động
Nếu mẹ căng thẳng quá mức và kéo dài trong thời gian “bầu bí”, con sinh ra sau này rất dễ bị tăng động quá mức, rất khó kiểm soát được hành vi của mình. Điều này được lý giải bởi sự thay đổi nội tiết trong cơ thể mẹ bầu. Lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu người mẹ gia tăng. Nồng độ của những hormone này truyền qua nhau thai đến cơ thể trẻ cũng vì đó mà tăng theo.
3. Mẹ rối loạn tâm lý – con chậm nói
Trong số những trẻ chậm nói thì có đến 15% trường hợp nguyên nhân là do mẹ bị rối loạn tâm lý khi có bầu. Thời gian ấy những cung bậc cảm xúc cứ thay đổi liên tục. Có lúc vui, buồn, có lúc trầm cảm và lo âu ở người mẹ. Điều này khiến thai nhi thiếu hụt dưỡng chất cần thiết đi nuôi hệ thần kinh. Hậu quả là con chậm phát triển ngôn ngữ hơn những đứa trẻ khác.
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của các bà bầu đều có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu không chú ý mà chỉ ăn các loại thực phẩm mình thích, các bà bầu sẽ không duy trì được sức khỏe tốt để nuôi dưỡng…
4. Mẹ lo âu – con giảm khả năng học tập
Trong một nghiên cứu khoa học, chứng rối loạn lo âu trong những tháng đầu thai kỳ làm giảm khả năng tập trung của trẻ sau này. Đó là những đứa trẻ có kích thước vùng hồi hải mã trên não nhỏ hơn những đứa trẻ bình thường khác. Vì vậy mà độ tập trung và ghi nhớ của chúng cũng giảm theo.
Tâm lý khi có bầu thay đổi liên tục là điều tất yếu bình thường. Tuy nhiên với những biến đối như trên thì quả thật không hề tốt cho thai nhi. Nhất là vào thời điểm thai nhi được 7 tháng tuổi trở lên. Vì thế trong thời gian mang thai, các mẹ bầu hãy sống lạc quan, suy nghĩ tích cực và nên có chế độ nghĩ ngơi và thư giãn hợp lý. Lúc này, gia đình và người thân phải là “chổ dựa” tinh thần vững chắc và an toàn để người phụ nữ có thể đối diện với mọi vấn đề xung quanh trong cuộc sống.
Theo Khoe.online tổng hợp