Bệnh giang mai nam giới có gì khác biệt?
Tác giả: sites
Bệnh giang mai nam giới có các biểu hiện đặc trưng cho từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời, nhất là điều trị bệnh giang mai vào thời kỳ đầu có vai trò cực kỳ quan trọng để khắc phục các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy bệnh giang mai có các giai đoạn nào? Biểu hiện và phương pháp điều trị bệnh là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- Nhận biết triệu chứng bệnh lậu giai đoạn đầu
- Biểu hiện của bệnh giang mai ở mắt và lưỡi
- Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở nữ
Bệnh giang mai nam giới qua các giai đoạn
Giai đoạn 1:
– Các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 1 thường xuất hiện trung bình sau 3 tuần. Thời kỳ này nếu phát hiện kịp thời và điều trị sớm sẽ phát huy hiệu quả và ít để lại các biến chứng.
– Xuất hiện các vết loét tròn hoặc bầu dục trên cơ thể. Những nốt tròn này có màu đỏ, nhẵn và không khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn mà cũng không gây ngứa và khó chịu. Đó là các biểu hiện chung khi cơ thể bị các khuẩn giang mai tấn công, xâm nhập vào cơ thể. Thường thì các dấu hiệu bệnh giang mai ở phái nam sẽ có các biểu hiện đặc trưng như săng giang mai xuất hiện ở dương vật, trong miệng, lưỡi, bao quy đầu…
– Nếu bệnh nhân xem thường các biểu hiện này sẽ khiến cho bệnh âm thầm tiếp tục tiến triển thành giai đoạn 2, 3 với nhiều dấu hiệu nghiêm trọng hơn và lây lan dễ dàng hơn.
Giai đoạn 2
– Xuất hiện nốt ban hồng, hơi tím đối xứng nhau trên lưng, mạn sườn, lòng bàn tay, bàn chân, không ngứa, nhấn vào thì các nốt đốm màu này mờ dần, không tróc vảy.
– Ngoài các dấu hiệu trên, bệnh nhân còn xuất hiện mảng sần và vết viêm loét trên da. Điều nguy hiểm nhất là nếu chúng ta tiếp xúc với các nốt sần này sẽ làm chúng tiết dịch gây lây lan cho người khác.
– Có cảm giác đau đầu, sốt, đau họng, mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân…
– Thời kỳ bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn 2 kéo dài từ 3 đến 6 tuần, rồi những triệu chứng này sẽ bước vào thời kỳ ủ bệnh và các dấu hiệu biến mất. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân lầm tưởng về bệnh tình của mình và tạo điều kiện cho bệnh bước vào giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn tiềm ẩn
Khuẩn giang mai đã xâm nhập vào máu, các triệu chứng của bệnh không có nên sẽ càng tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác từ quan hệ tình dục và tiếp xúc với máu người bệnh. Nếu vẫn không điều trị sớm thì sẽ bước sang thời kỳ cuối cực kỳ nguy hiểm của bệnh giang mai.
Giai đoạn cuối
Bệnh xảy ra từ 3 đến 15 năm thậm chí là vài chục năm sau mới xuất hiện các dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm và không còn khả năng lây lan cho người khác. Thời kỳ này bệnh không thể chữa được và có nguy cơ dẫn đến tử vong cao, bệnh nhân có thể bị đột quỵ, động kinh, mù lòa, điếc, thần kinh… Chúng ta cần lưu ý 3 loại bệnh giang mai ở nam giới vào giai đoạn cuối này gồm: giang mai thần kinh gây tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, giang mai tim mạch làm phình động mạch và củ giang mai biểu hiện trên lưng, mặt, tay, chân…
Nguyên nhân bệnh giang mai ở nam giới
– Nguyên nhân chủ yếu lây lan bệnh giang mai chính là đường tình dục, quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su khi quan hệ, động tác quan hệ thô bạo gây tổn thương vùng sinh dục. Đó là điều kiện để khuẩn giang mai ở người bệnh lây lan cho bạn tình nhanh chóng nhất.
– Bệnh giang mai có khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu biện pháp sinh sản không đảm bảo vô trùng, khuẩn giang mai sẽ theo đường rốn, nước ối làm trẻ mắc bệnh.
– Do tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh giang mai từ việc dùng chung bàn chải đáng răng, tiếp xúc vết thương hở…
Phương pháp điều tri bệnh giang mai ở nam giới
Chúng ta cần lưu ý rằng bệnh giang mai ở nam giới vào giai đoạn đầu, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn có thể lây lan bệnh cho người khác, nhưng bệnh vẫn có thể điều trị được. Còn bệnh giang mai giai đoạn cuối với các biến chứng nguy hiểm thì không lây lan cho người khác, đồng thời cũng không còn cách thức chữa trị được nữa. Do đó, nếu phát hiện sau khi quan hệ tình dục hay khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nhiễm bệnh giang mai mà trên cơ thể mình xuất hiện các biểu hiện dù ít hay nhiều của bệnh giang mai thì bệnh nhân cần đến ngay cơ sở bệnh viện để khám.
Trường hợp bệnh giang mai giai đoạn đầu, bác sĩ có thể tiêm 1 liều penicillin G hoặc Doxycycline và tetracycline để điều trị bệnh.
Còn nếu bệnh nhân mắc bệnh giang mai giai đoạn biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm penicillin G liều cao hoặc cetriaxone.
Bệnh giang mai ở nam giới cực kỳ nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện và điều trị muộn, thậm chí là ảnh hưởng đến sự sống của bản thân. Do đó, bệnh nhân cần phải có sự hiểu biết về các triệu chứng của bệnh giang mai để có thể tự mình chủ động khám bác sĩ sớm nhất khi xuất hiện dấu hiệu gây bệnh. Quan trọng nhất vẫn là cần nâng cao ý thức ngăn ngừa bệnh, hạn chế lây lan bệnh cho người xung quanh. Chúc các bạn duy trì sức khỏe tốt nhất trong đời sống hàng ngày.
Theo Khoe.online tổng hợp