Bệnh thủy đậu ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh, vậy khi bị thủy đậu bao lâu thì khỏi?
- Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào
- Bệnh thủy đậu nên ăn gì?
- Những biểu hiện và cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thật khó để trả lời cho câu hỏi này, bởi vì thời gian mang bệnh bao lâu phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Nếu như sức đề kháng mạnh thì thời gian mang bệnh ngắn hơn. Nhưng thông thường “lộ trình” của bệnh thủy đậu bao gồm những giai đoạn dưới đây:
Thời kỳ bệnh
Thời kỳ này thường kéo dài 10-20 ngày, vào giai đoạn này bệnh không có những biểu hiện nào cụ thể.
Thời kỳ khởi phát
Lúc này bệnh nhân có những dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi, phát ban kéo dài từ 1-2 ngày.
Thời kỳ toàn phát
Thời kỳ này có những biểu hiện cụ thể như sau:
- Sốt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi.
- Xuất hiện hạch ở dái tai và cổ do hệ miễn dịch sinh ra phản ứng với virus xâm nhập.
- Bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước trên da và niêm mạc khắp người hoặc rải rác ở vùng tay, chân, mặt,… Dịch trong nốt mụn lúc này có màu trong nhưng sau 24 giờ thì hóa đục và ;ây lan nhanh ra những vùng da xung quanh.
Thời kỳ toàn phát kéo dài khoảng 7-9 ngày thì bắt đầu có những dấu hiệu vỡ ra, khô lại và đóng vẩy.
Bệnh thủy đậu là một trong những chứng bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và nguy cơ lây nhiễm cao qua nhiều con đường khác nhau. Việc không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, tiếp xúc thường xuyên với người bị thủy đậu…
Thời kỳ phục hồi
Sau thời gian phát bệnh là thời kỳ phục hồi, giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 ngày, cơ thể khỏe hơn.
Như vậy, tổng thời gian ủ bệnh cho đến lúc phục hồi mất khoảng 25 ngày, nhưng trong 10-20 ngày đầu tiên bệnh không có những dấu hiệu gì, đó là thời gian ủ bệnh.

Tuy nhiên, vẫn không có bất kỳ một con số nào chính xác cho thời gian mang bệnh. Bởi vì con số này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Như ban đầu có nói đến, thì sức đề kháng quyết định nhiều nhất đến thời gian mang bệnh. Bên cạnh sức đề kháng thì cũng cần phải chú ý đến những yếu tố khác như: thực hiện đúng lịch trình điều trị của bác sĩ, những mụn nước đã bị vỡ thì mới nên bôi dung dịch xanh methylen, đặc biệt không được cọ xát áo quần với nốt mụn, như vậy sẽ dễ bị vỡ ra.
Mùa hè cũng là lúc bệnh thủy đậu phát tán mạnh nhất, vậy bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cùng nhau tìm hiểu câu trả lời. Cần chú ý khi mắc bệnh thủy đậu Những biểu hiện và cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em Cách chăm…

Đặc biệt, muốn bệnh nhanh khỏi thì bệnh nhân nên kiêng cử những món dễ gây kích ứng như: hải sản, sữa, trứng,…
Như vậy, bệnh kéo dài trong thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau, vì thế trong thời gian mang bệnh nên cố gắng thực hiện đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ để rút ngắn thời gian mang bệnh.
Theo Khoe.online tổng hợp