Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách theo từng giai đoạn

Tác giả: admin

Đối với người lần đầu làm mẹ, làm cách nào để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất luôn là câu hỏi được đặt ra. Để bé phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh, cách chăm sóc ảnh hưởng và quyết định rất nhiều. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất theo từng giai đoạn trong bài viết này.

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu

Từ tuần thứ 28 đến 7 ngày sau sinh còn được gọi là giai đoạn chu sinh. Đây là một dấu mốc quan trọng của cả mẹ và bé vì có sự thay đổi mạnh mẽ khi em bé thay đổi môi trường từ bụng mẹ đến cuộc sống bên ngoài. 

Cần ghi nhớ 5 lưu ý sau để chăm sóc trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu suôn sẻ:

cách chăm sóc trẻ sơ sinh

7 ngày đầu giúp cho trẻ làm quen với môi trường và hoàn thiện cơ thể phù hợp với “nơi ở mới”. 

1.1. Đảm bảo giấc ngủ cho bé

Đối với trẻ sơ sinh, thời điểm bú sữa và nghỉ ngơi là lúc mà cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ sữa mẹ và tăng trưởng. Vì vậy, một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất là đảm bảo bé ngủ sâu và đủ giấc.

Trong giai đoạn này, bé ngủ nhiều và ngủ liên tục cả đêm lẫn ngày là điều hoàn toàn bình thường bởi cơ thể chưa quen với thời gian bên ngoài nên nảy sinh hiện tượng như trên. Tổng giấc ngủ mỗi ngày giao động từ 9 – 12 tiếng. 

Giấc ngủ sẽ dần thay đổi vào tháng thứ 4, thường là hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày và một giấc ngủ sâu từ 7 – 8 tiếng vào ban đêm. 

1.2. Cho trẻ bú sữa mẹ sớm nhất có thể

Sữa non là sữa được sản xuất bởi tuyến vú sau khi sinh. Sữa non của mẹ rất bổ dưỡng bởi chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho sự tăng trưởng và khả năng miễn dịch cho trẻ sau này. Vì vậy, mẹ bỉm nên cho trẻ uống sữa non 1 tiếng sau sinh. 

1.3. Không nên tắm cho trẻ ngay sau sinh

Khi vừa sinh ra, làn da của trẻ vô cùng mỏng và yếu. Mẹ bỉm không nên tắm rửa cho bé ngay sau sinh bởi lớp “gây” bên ngoài da sẽ giúp giữ ấm và bảo vệ da cho trẻ. Lớp gây trên da trẻ sơ sinh thường có màu trắng, giống pho-mat. 

Bắt đầu từ ngày thứ 2, mẹ nên vệ sinh nhẹ nhàng để lấy đi lớp gây này. Nếu để chúng lâu trên da, đây là môi trường tốt để vi khuẩn viêm da gây hại cho da. 

Cách vệ sinh gây cho bé như sau:

  • Pha nước tắm: Nhỏ 1 – 2 giọt chanh vào thau nước ấm để vệ sinh da nhẹ nhàng cho bé. Mẹ có thể dùng thêm sữa tắm thiên nhiên theo chỉ dẫn của bác sĩ để tắm cho bé.
  • Không cố gắng kì cọ hay chà xát mạnh để lấy đi lớp gây. 
  • Thường xuyên vệ sinh cho bé (khoảng 3 – 4 lần/tuần) thì lớp gây này sẽ tự hết. 

1.4. Bảo vệ đôi mắt cho trẻ

Khi di chuyển sang môi trường mới, đôi mắt của trẻ chưa quen với ánh sáng, nhiệt độ và không khí bên ngoài nên mắt rất dễ đau, mỏi hay chảy ghèn. Do đó, sau khi sinh, bố mẹ nên dùng khăn bông ẩm, nhẹ hoặc gạc vô trùng để làm sạch phần mắt. Ngoài ra, thực hiện nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho bé 1 lần/ngày.

chăm sóc trẻ sơ sinh

Đôi mắt của trẻ rất nhạy cảm nên cần được chăm sóc và vệ sinh kỹ càng

1.5. Giữ ấm cho trẻ cẩn thận

Trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp với môi trường như trẻ nhỏ và người lớn nên mẹ cần giữ ấm cho trẻ bằng cách sau:

  • Giữ ấm phần tay, chân và bụng. Giữ ấm tay, chân giúp bảo vệ hệ hô hấp vì đây là hai bộ phận trên cơ thể chứa nhiều mạch và huyết. Phần bụng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và dạ dày. 
  • Có thể kiểm tra bé có đủ ấm bằng việc quan sát xem con có đổ mồ hôi hay không. Không nên tiếp tục trùm kín nếu bé đổ mồ hôi nhiều vì làm như vậy, mồ hôi sẽ thấm ngược trở lại vào cơ thể qua da, dễ gây ra bệnh về hệ hô hấp.
  • Tránh ủ kỹ phần đầu vì bé dễ khó chịu, bức bối.
  • Dùng các loại quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Nằm ở vị trí thoáng khí, nhiệt độ duy trì từ 26 – 32 độ C. 

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng

Để chăm sóc bé đầy tháng đúng cách, bố mẹ cần ghi nhớ 3 lưu ý sau:

2.1. Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Trẻ sơ sinh dễ bị nôn ói, ọc sữa. Bố mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng việc bế đứng và vỗ nhẹ vào lưng sau khi trẻ bú xong. Khi ngủ, nên kê đầu cao hơn phần thân một chút để bé dễ thở, giảm nguy cơ sặc và tuyệt đối không cho trẻ nằm sấp vì đường thở dễ bị cản trở. 

lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển và tăng trưởng

2.2. Giữ ấm cho trẻ

Tương tự khi bé được 7 ngày tuổi, trong giai đoạn này, bé vẫn cần mẹ giữ ấm cẩn thận. Mặc dù bé đã dần quen với nhiệt độ phòng nhưng vẫn chưa thể biết được nóng – lạnh và chưa thể hiện được cho mẹ biết. Chính vì lẽ đó, bố mẹ cần hỗ trợ giữ ấm tay, chân, bụng. Hạn chế trùm bé quá kín vì như vậy sẽ cản trở bé hít thở và làm bé khó chịu. 

2.3. Chăm sóc da, mắt, lưỡi, mũi cho trẻ

Làn da của trẻ vẫn còn mỏng manh và nhạy cảm, cần phải được vệ sinh kỹ càng mới tránh được tình trạng viêm da, nhiễm trùng da. Nước tắm nên là nước ấm, đã được lọc kỹ qua bình lọc. Nếu có sử dụng dầu gội hoặc sữa tắm cho bé thì nên dùng sản phẩm dịu nhẹ, lành tính, không có thành phần hóa học vì dễ gây kích ứng da. 

chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Da, mắt, lưỡi và mũi cần được vệ sinh kỹ càng để hạn chế vi khuẩn có hại tồn tại trên cơ thể bé

Mắt, lưỡi, mũi là ba bộ phận khó vệ sinh nhất. Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành vệ sinh cho trẻ. 

  • Đối với mắt, sử dụng nước muối sinh lý rửa mắt nhẹ nhàng. Có thể dùng thêm thuốc nhỏ mắt để tránh mắt bé bị khô. 
  • Đối với lưỡi, dùng một miếng khăn mỏng thấm dung dịch vệ sinh vào ngón tay, chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng dần rồi tiến hành vệ sinh bề mặt lưỡi. 
  • Đối với mũi, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh bằng cách đặt bé nằm hơi ngửa lên một chút, nhỏ vào mũi 2 – 3 giọt và đợi khoảng 30 giây. Sau đó, nghiêng đầu bé sang một bên để chảy hết dịch mũi ra và lấy khăn sạch thấm phần dịch còn lại. Không xâm nhập sâu vào trong lỗ mũi vì có thể làm mất lớp lót khoang mũi giúp lọc không khí, ngăn các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.  

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng

Trẻ sinh non có nguy cơ mắc nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với những trẻ sinh đúng tháng. Trẻ sinh trước 28 tuần tuổi khả năng gặp biến chứng cao hơn so với trẻ sinh non khác. Mỗi em bé sinh non sẽ có tuổi thai, tình trạng, nguy cơ mắc bệnh… khác nhau. Do đó, bố mẹ có con sinh non cần phải chăm sóc trẻ kỹ càng hơn nữa. 

3.1. Theo dõi chỉ số cơ thể của trẻ thường xuyên

Trẻ sinh non thường khó thích nghi hoặc thích nghi lâu hơn với điều kiện môi trường. Vì vậy, có rất nhiều yếu tố khiến cho trẻ dễ bị bệnh. Để hạn chế tối thiểu khả năng mắc bệnh, bố mẹ cần theo dõi sát sao các chỉ số cơ thể của trẻ như nhịp tim, huyết áp, tri giác, thân nhiệt… để phát hiện ngay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. 

Nếu cơ thể bé có gì thay đổi, cần đưa bé đi đến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để có thể kiểm tra và điều trị kịp thời. 

3.2. Chế độ dinh dưỡng

Khi bé sinh non xuất viện, mẹ bỉm cần chuẩn bị nguồn sữa dồi dào. Sữa mẹ chứa rất nhiều dinh dưỡng và kháng thể cần thiết để em bé nhanh hồi phục, phát triển và tăng trưởng bình thường. Nếu mẹ không cung cấp đủ sữa, mẹ bỉm có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thêm sữa công thức bên ngoài để đáp ứng đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của em bé thiếu tháng.

Mỗi trẻ cần khoảng 140 – 160ml sữa/kg/ngày. 

[Giải đáp] Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng vị, chuẩn khoa học

Biết cách pha sữa cho trẻ sơ sinh hợp lý sẽ quyết định rất lớn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Khi tiến hành pha sữa cho bé, phụ huynh không những cần căn cứ theo lượng bột khuyến nghị của nhà sản xuất mà còn phải…

3.3. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, thời điểm tăng trưởng mạnh mẽ nhất chính là lúc ngủ. Trẻ thiếu tháng thường sẽ ngủ nhiều hơn so với trẻ bình thường (khoảng 16 – 20 giờ/ngày).

hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Giấc ngủ rất cần thiết cho sự tăng trưởng và hấp thụ dinh dưỡng cho trẻ

3.4. Vệ sinh cho trẻ

Vệ sinh cho trẻ sinh non là một điều mà mọi bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Bé nên được tắm ít nhất 3 – 4 lần/tuần với nhiệt độ nước ấm khoảng 37 – 38 độ C. Da của trẻ rất mỏng và yếu nên trong quá trình tắm và vệ sinh, bố mẹ nên nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh tác động quá mạnh vào da.

3.5. Bổ sung vitamin cần thiết

Đối với một số trẻ sinh non, bác sĩ sẽ bổ sung thêm một số loại vitamin cần thiết để giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh:

  • Vitamin D: 400 – 800 đơn vị/ngày.
  • Sắt: 2 – 4 mg/kg/ngày từ sau tuần thứ 2.

>>Có thể bạn quan tâm: Khi nào cần bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thuốc cho trẻ?

4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn cũng cần lưu ý một số thông tin sau:

4.1. Chăm sóc phần rốn trẻ cẩn thận

Phần rốn của trẻ sẽ tự rụng trong khoảng 7 – 10 ngày sau sinh nên bạn nên tác động nhiều vào phần này. Tuy nhiên, phần rốn cần được vệ sinh kỹ càng vì rất dễ viêm nhiễm. Bạn có thể vệ sinh phần rốn bằng cách sau:

  • Nhúng tăm bông vào cồn và nhẹ nhàng di chuyển phần bông xung quanh rốn. Sau khi tăm bông bẩn, sử dụng một tăm bông khác ngay. Dùng tăm bông tẩm cồn để vệ sinh cho đến khi không thấy phần bông bẩn nữa.
  • Sau đó, dùng một miếng vải mỏng, làm ẩm và lau qua lại phần rốn để lấy đi lớp cồn còn sót lại để tránh làm khô da. 

4.2. Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh

Tư thế bế trẻ sơ sinh đúng cách rất quan trọng. Nếu bế trẻ sai tư thế, phần cột sống còn mềm của trẻ dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra dị tật xương và cột sống. 

Để bế trẻ sơ sinh, bạn thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn từ từ chạm nhẹ vào người bé để tránh trường hợp bé bị giật mình do đổi tư thế bất ngờ. 
  • Luồng hai tay xuống dưới phần đầu, vai và mông bé. Đỡ nhẹ đầu và mông lên sau đó bế bé dậy. 

Mỗi bé sẽ có mỗi sở thích khác nhau. Có bé thích bế lên vai, có bé thích ẵm ngửa. Bạn nên tìm hiểu sở thích của bé để khi ẵm được thoải mái nhất.

hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Nếu bế trẻ sơ sinh sai tư thế sẽ dễ ảnh hưởng đến xương và cột sống của trẻ sau này

4.3. Hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú

Nên cho bé bú với tư thế như sau: 

  • Mẹ có thể cho bé bú lúc nằm hoặc ngồi, miễn là tư thế đó thoải mái nhất, dễ tiết sữa nhất. 
  • Đặt đầu và thân bé ngang bằng nhau. Bụng áp sát vào bụng mẹ. Phần đầu từ từ áp nhẹ vào bầu sữa. 
  • Tay ôm bé đỡ nhẹ phần đầu và phần mông để bé dễ bú và tránh ảnh hưởng đến cột sống trẻ. 

Dấu hiệu trẻ đòi bú mẹ:

  • Trẻ tỏ vẻ khó chịu, nằm không yên. 
  • Há miệng và quay đầu liên tục sang hai bên. 
  • Đưa lưỡi ra vào.
  • Miệng thực hiện thao tác bú.
  • Mút tay.

Lưu ý: 

  • Mỗi trẻ có mỗi nhu cầu bú khác nhau. Thường khoảng 8 – 12 lần/ngày. 
  • Sau sinh 1 giờ, cần cho trẻ bú sữa vì lượng sữa non lúc này rất bổ dưỡng và nhiều chất đề kháng rất tốt cho trẻ. 
  • Trong 6 tháng đầu, không sử dụng thêm thức ăn, sữa ngoài. Tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng. 

Sau khi đọc xong bài viết này, hy vọng bạn đã biết được cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Việc chăm sóc trẻ cẩn thận sẽ giúp trẻ có điều kiện tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Cơ thể trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện nên cần rất nhiều sự giúp đỡ của bố mẹ để ăn uống và vệ sinh. Vì vậy, bố mẹ cần chăm sóc bé kỹ càng, cẩn thận để hạn chế tối thiểu nguy cơ gây bệnh cho trẻ nhé.