Dị ứng hải sản và những nguy hiểm cần đề phòng
Tác giả: sites
Dị ứng hải sản là một trong những loại dị ứng thường gặp nhất, xuất hiện ngay sau khi ăn hải sản hoặc sau vài tiếng hấp thu. Triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng hải sản là đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ, ngứa, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến khó thở, tụt huyệt áp, cần được cấp cứu kịp thời. Nhận biết các dấu hiệu dị ứng hải sản và giải pháp điều trị hỗ trợ khi gặp phải.
- Mẹ nên làm gì khi thấy dấu hiệu dị ứng hải sản ở trẻ?
- Cách chữa dị ứng thời tiết và phòng ngừa hiệu quả
- Những điều nên lưu ý về dị ứng cơ địa
1. Thế nào là dị ứng hải sản?
Nhìn chung thì tất cả các loài hải sản đều có thể gây ra dị ứng nhưng chỉ với một số người có cơ địa nhạy cảm với dạng thực phẩm này, thường thấy nhất là dị ứng với tôm, cua, sò, mực. Ngoài các loại cá biển như cá ngừ, cá thu… cũng có khả năng gây dị ứng cao/
Hiện tượng dị ứng nghệ tươi xảy ra ở rất nhiều người có làn da mẫn cảm với các thành phần có trong nghệ. Nghệ vẫn thường được chúng ta tin dùng trong việc nấu ăn, làm đẹp, chữa bệnh. Mặt khác, còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi…
2. Nguyên nhân gây ra dị ứng hải sản
Hải sản có thể gây ra những phản ứng dị ứng trong cơ thể là do một trong những lý do sau đây:
– Do hải sản có chứa nhiều protein, trong đó có một vài protein lạ không được cơ thể nhận diện khi hấp thu, tạo thành những kháng nguyên thực thụ. Những kháng nguyên này sẽ làm kích hoạt hệ thống miễn dịch từ đó dẫn tới các triệu chứng đặc trưng của dị ứng.
– Một số protein trong hải sản có vai trò như một bán kháng nguyên, khi vào cơ thể người thì kết hợp với nhóm gọi là quyết định kháng nguyên có sẵn và gây ra dị ứng.
– Hải sản có chứa nhiều histamin – là một chất có khả năng gây ra các triệu chứng giống như dị ứng khi đi vào cơ thể, thường sinh ra hiện tượng ngứa, nổi mẩn ở một số người.
Với các loại hải sản chứa protein là kháng nguyên hay bán kháng nguyên thì chỉ gây dị ứng với một số người, còn những người bình thường thì chúng chỉ là protein và được cơ thể hấp thu mà không gây ra bất kỳ phản ứng lạ nào. Trường hợp histamin thì lại có thể
3. Triệu chứng của dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản có thể gây ra nhiều biểu hiện trên các mức độ khác nhau, như là:
– Biểu hiện ngoài da: đỏ da, nổi mẩn ngứa và mề đay, nổi mảng đỏ lớn các vùng cổ, bụng, lưng, chân, tau.
– Phù nề các vị trí như mắt, quầng mắt, môi, trong khoang miệng và cảm thấy ngứa, muốn gãi nhiều.
– Cảm giác khó thở, co thắt thanh quản, hắt hơi.
– Đau bụng, đau quặn, tiêu chảy, nôn mửa.
– Sau khi có những biểu hiện nghiêm trọng nhưng không được điều trị kịp thời có thể đễn sốc co giật, sốt cao, mạch nhanh, tụt huyết áp, co thắt thanh quản gây khó thở, nguy cơ tử vong cao.
Dị ứng rượu, bia cũng là một trong những dị ứng mà ít ai để ý tới. Bên cạnh những tác hại xấu đến sức khỏe, việc dùng rượu, bia kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng với nhiều dị nguyên khác nhau. Theo các…
4. Cách điều trị dị ứng hải sản
Mặc dù sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng an toàn nhất cho trẻ nhỏ, giai đoạn các tháng đầu tiên của cuộc đời. Tuy vậy, một số trẻ sơ sinh giai đoạn mới ra đời hoặc vài tháng tuổi lại có những phản ứng với sữa mẹ, kèm theo…
Tùy theo biểu hiện triệu chứng mà tình trạng dị ứng hải sản sẽ có những cách điều trị khác nhau.
Dị ứng thể nhẹ
Kích thích gây nôn để hạn chế hấp thu lượng hải sản còn trong cơ thể, sử dụng thêm thuốc trị tiêu chảy, đau bụng nếu có biểu hiện đau bụng. Theo dõi sau vài tiếng đồng hồ, nếu da vẫn còn biểu hiện ngừa, nổi ban thì tìm gặp bác sĩ.
Nếu từng có tiền sử dị ứng trước đó, hỏi ý kiến bác sĩ để có thể sử dụng những phương thuốc đã từng điều trị.
Ta có thể áp dụng những giải pháp dân gian sau nếu bị dị ứng thể nhẹ:
– Chanh: Uống 1 cốc nước ấm pha nước cốt chanh, vitamin C sẽ giúp hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ngay lập tức.
– Mật ong: Có thể pha một cốc nước ấm và một thìa mật ong sẽ giảm bớt tình trạng mẩn ngứa, mề đay.
Bên cạnh đó nên tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại nước ép để hiệu quả phục hồi tốt hơn. Nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng cơ thể sau 2-3 tiếng đồng hồ, nếu đã thuyên giảm thì không cần sử dụng thuốc.
Dị ứng thể nặng
Trường hợp nghiêm trọng không nên chần chừ mà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức để được sơ cứu kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
5. Phòng tránh dị ứng hải sản
Tôm, cua tuy là món yêu thích của nhiều người nhưng đối với một số người lại có thể trạng dị ứng tôm cua. Họ thường bị nổi mề đay và gặp các vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn. Thậm chí nếu ăn quá nhiều, họ có thể…
Khi đã xác định là bị dị ứng hải sản thì tuyệt đối không nên ăn bất kỳ một loại đồ biển nào, ngay cả khi bạn chỉ bị dị ứng với cua biển ha tôm thì cũng nên cẩn thận khi ăn các loại hải sản khác vì có thể gây ra dị ứng chéo. Khi đi ăn ở nhà hàng thì bạn nên xem kỹ thực đơn, hỏi rõ về thành phần, nguồn gốc thức ăn để tránh ăn nhằm hải sản gây dị ứng.
Dị ứng hài sản là một loại dị ứng thường thấy và chỉ cần cẩn thận trong việc ăn uống là bạn có thể tránh khỏi những triệu chứng của bệnh này. Hơn nữa, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường nghi ngời bị dị ứng thì cũng nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để có sự điều trị hiệu quả nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp