Dị ứng là gì và cách phòng ngừa hiệu quả

Tác giả: sites

Dị ứng là hiện tượng rất dễ bắt gặp ở nhiều người và gây ra các ảnh hưởng cho cơ thể bệnh nhân. Quá trình phát hiện và điều trị kịp thời khi cơ thể bị dị ứng là hết sức cần thiết nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro ảnh hưởng đến cơ thể. Vậy dị ứng là gì? Nguyên nhân, các triệu chứng và phương pháp ngừa dị ứng là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

dị ứng là gì
Dị ứng khiến cơ thể luôn ngứa ngáy và mẫn đỏ vùng da

Dị ứng là gì?

Khi tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức bình thường đối với các nhóm chất không gây hại được gọi là dị ứng. Một số bệnh dị ứng phổ biến như:

– Sốc phản vệ: đây là một phản ứng dị ứng nặng, dễ gây ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận trên cơ thể, thậm chí là đe doạ tính mạng con người.

Bệnh hen suyễn: gây hiện tượng viêm, làm hẹp đường dẫn khí của phổi, là nguyên nhân của tình trạng thở khò khè, khó thở, bệnh nhân bị đau thắt ngực, ho. Các biểu hiện hen suyễn dễ bị kích hoạt khi chúng ta tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Nên làm gì khi bị dị ứng mẩn ngứa toàn thân?

Dị ứng mẩn ngứa toàn thân là một triệu chứng thường thấy của các bệnh dị ứng thông thường. Triệu chứng này không chỉ gây khó chịu trên da mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Vậy dị ứng mẩn ngứa toàn…

Viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh chàm là hiện tượng không lây nhiễm của viêm da. Bệnh nhân bị khô da, ngứa da kèm theo tiết chất lỏng khi bị trầy xước.

– Dị ứng do môi trường: hệ thống miễn dịch của cơ thể có phản ứng bất thường với chất vô hại như phấn hoa, lông thú gây phản ứng dị ứng trong mũi như tình trạng viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô. Ngoài ra, chúng còn gây phản ứng dị ứng trong phổi như căn bệnh suyễn.

– Dị ứng thực phẩm: Hệ thống miễn dịch phản ứng với thực phẩm vô hại. Cụ thể là các loại thực phẩm như sữa, trứng, hạt cây, đậu phộng, đậu nành, hải sản, lúa mì…

Nguyên nhân cơ thể bị dị ứng

Do sự kết hợp của các yếu tố như tuổi tác, giới tính, chủng tộc và di truyền kết hợp cùng yếu tố môi trường.

Tính chất di truyền: Nếu cha mẹ có cơ địa dị ứng thì con em họ sẽ có đến 75% nguy cơ bị dị ứng. Tỉ lệ giảm xuống còn 50% nếu chỉ một trong hai bố hoặc mẹ bị dị ứng và còn 15% nếu bố mẹ đều không bị dị ứng. Có 70% anh em sinh đôi cùng trứng cùng mắc các bệnh dị ứng tương tự nhau, tỉ lệ giảm còn 40% nếu anh em hoặc chị em sinh đôi khác trứng.

Nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng bé trai sẽ có nguy mắc các bệnh dị ứng cao hơn người lớn.

Ô nhiễm môi trường, cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm giun sán, các loại kí sinh trùng và chế độ ăn uống thay đổi. Đặc biệt, nếu trẻ được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ sẽ có nguy cơ bị dị ứng thấp hơn trẻ khác.

Mách bạn cách chữa dị ứng mề đay

Dị ứng mề đay là một dạng dị ứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Mỗi khi trời chuyển lạnh thì các cơn ngứa kéo đến cùng các mảng sẩn phù màu hồng xuất hiện ở…

Tuỳ vào cơ địa, độ mẫn cảm của mỗi người sẽ có các biểu hiện và triệu chứng dị ứng hoàn toàn khác nhau. Dị ứng có thể xuất hiện sớm trong thời gian ngắn ngay sau khi chúng ta tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc cũng có thể xuất hiện muộn sau vài ngày hay vài tuần. Ví dụ, cùng là trường hợp tiếp xúc với dị nguyên nhưng sẽ có các biểu hiện khác nhau như sau:

+ Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng sẽ cảm thấy ngứa mũi, bị hắt hơi, chảy nước mũi hay ngạt mũi.

+ Bệnh nhân mắc bệnh tình trạng hen phế quản sẽ có biểu hiện khó thở, khò khè, thở rít và ho khạc đờm.

+ Trường hợp dị ứng đường ăn uống có triệu chứng như đau bụng, cơ thể buồn nôn, ỉa chảy, ngứa ngáy và nổi mề đay.

Điều trị dị ứng như thế nào?

Sau khi hiểu về khái niệm dị ứng là gì chúng ta cần quan tâm đến hướng điều trị dị ứng sao cho hạn chế rủi ro các tác động xấu đe doạ đến cơ thể. Điều trị các bệnh dị ứng cần lưu ý 3 vấn đề gồm: không tiếp xúc với các dị nguyên trực tiếp gây bệnh, dùng thuốc chống dị ứng nhằm giảm các triệu chứng, kết hợp cùng quá trình điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu khi ta đã xác định được tác nhân gây dị ứng.

– Không tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng nhưng cách này thường rất khó thực hiện. Cụ thể như bụi, nấm mốc, phấn hoa… luôn có mặt khắp mọi nơi trong không gian sống.

– Cơ địa nếu đã bị dị ứng thường sẽ kéo dài suốt đời nhưng triệu chứng của hiện tượng dị ứng thì có thể thay đổi theo thời gian khi con người lớn lên. Giai đoạn trẻ nhỏ dễ khởi phát dị ứng, giai đoạn dậy thì hiện tượng này sẽ ổn định lại và dễ dàng tái phát ở những giai đoạn phát triển sau tuỳ thuộc vào môi trường sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Dị ứng mỹ phẩm - Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Mỹ phẩm là một thứ không thể thiếu của phụ nữ trong cuộc sống hiện đai ngày nay, tuy nhiên, đôi khi mỹ phẩm làm đẹp lại không mang đến những tác dụng như mong muốn mà lại còn gây ra tình trạng dị ứng trên da. Dị ứng mỹ…

Làm thế nào phòng ngừa dị ứng?

– Mẹ cần cho trẻ bú từ 4 đến 6 tháng nhằm giảm đáng kể hiện tượng dị ứng.

– Thông tin ngay cho bác sĩ nếu có thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm và dị ứng để chủ động phòng chống dị ứng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

– Lưu ý việc điều trị dị ứng cần có sự tư vấn của bác sĩ nhằm ngăn ngừa các ảnh hưởng nguy hiểm cho cơ thể.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã tự giải đáp được thắc mắc dị ứng là gì và chủ động tìm cách ngăn ngừa tình trạng dị ứng. Mọi phương pháp điều trị dị ứng cũng như sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn cho việc điều trị.

Theo Khoe.online tổng hợp