Hóa trị gây ra những tác dụng phụ nào?
Tác giả: sites
Phương pháp hóa trị trong quá trình điều trị bệnh ung thư gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho cơ thể của bệnh nhân. Tùy vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân sẽ có các tác dụng phụ khác nhau. Các tác dụng phụ phổ biến của hóa trị có thể kể đến như rụng tóc, tác động xấu đến các tế bào trong hệ tiêu hóa, hệ sinh sản, xương tủy…
Hệ tuần hoàn và miễn dịch
Khi áp dụng cách chữa trị bệnh bằng phương pháp hóa trị có thể khiến cơ thể bạn bị rơi vào tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, da xanh xao, nhợt nhạt… Nguyên nhân chủ yếu là do thuốc điều trị có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng cho các tế bào tủy xương – đây cũng chính là nơi sản xuất máu.
Sau quá trình hóa trị, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường hoạt động rất kém hiệu quả do. Nguyên nhân là do số lượng bạch cầu bị giảm thiểu đáng kể trong cơ thể. Mặt khác, bạch cầu lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, duy trì hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ. Đó là lý do vì sao sau khi hóa trị, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các môi trường có nhiều yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus.
Tác dụng phụ của phương pháp hóa trị trong điều trị bệnh còn gây ra tình trạng cơ thể bệnh nhân hay bị chảy máu cam, đi ngoài kèm theo máu, nôn ra máu, rong kinh…
Nếu bạn có hệ tim mạch, một trái tim thật khỏe mạnh, chúng ta sẽ tránh được các tác dụng phụ của phương pháp điều trị hóa trị như tình trạng suy yếu cơ tim, rối loạn nhịp tim, nguy cơ đâu tim…
Hệ cơ và thần kinh
– Phương pháp hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ như khó khăn trong vấn đề tập trung suy nghĩ, suy giảm nhận thức… Tùy vào từng thể trạng của bệnh nhân sẽ biểu hiện các mức độ của tác dụng phụ khác nhau.
– Gây xuất hiện các biểu hiện của bệnh thần kinh ngoại biên như tình trạng ngứa ran, tê, đau, run bàn tay và bàn chân. Đó chính là nguyên nhân làm giảm khả năng cầm nắm, phản xạ của bàn tay bệnh nhân sau khi điều trị bệnh.
Hệ tiêu hóa
– Khó nhai, khó nuốt, lở miệng, khô miệng, đau cổ họng, nướu răng, môi, lưỡi, loét miệng, dễ bị nhiễm trùng đường miệng…
– Bệnh nhân dễ bị buồn nôn, tiêu chảy, cũng có trường hợp đi phân cứng, táo bón, đầy hơi. Do đó, bệnh nhân cần phải chủ động bổ sung nước thật nhiều cho cơ thể mình.
– Ăn không ngon, luôn cảm thấy no bụng mặc dù cơ thể chưa ăn uống, giảm cân.
Hệ biểu bì
– Rụng tóc, rụng lông cùng nhiều tình trạng khác như khô da, ngứa ngáy, phát ban trên da.
– Móng tay, móng chân có nguy cơ bị chuyển vàng, chậm phát triển, dễ gãy…
Hệ sinh dục
– Giảm ham muốn tình dục do ảnh hưởng từ sự mệt mỏi, rối loạn nội tiết tố trong cơ thể bệnh nhân.
– Trường hợp ở phụ nữ: kinh nguyệt không đều, nguy cơ dẫn đến vô sinh rất cao, khô âm đạo, gây đau khi giao hợp và đó cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng âm đạo.
– Trường hợp ở nam giới: Giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, nguy cơ gây vô sinh rất cao.
Hệ bài tiết
– Thận và bàng quang có thể bị tác động nghiêm trọng do ảnh hưởng từ phương pháp điều trị hóa trị. Điển hình là chúng thường xuất hiện những biểu hiện như số lần tiểu tiện giảm đáng kể, đau đầu, phù nề tay chân.
– Trường hợp bàng quang bị kích thích: tăng số lần tiểu tiện, đau rát bàng quang.
Hệ xương
Phụ nữ đã từng điều trị bệnh ung thư vú có nguy cơ bị loãng xương, mất sự dẻo dai của xương, xương dễ bị gãy. Những vùng dễ ảnh hưởng như cột sống, hông, xương chậu, cổ tay…
Tâm lý
Bệnh nhân sau khi điều trị bằng phương pháp hóa trị thường lo âu, sợ hãi, thậm chí bị trầm cảm. Do đó, người nhà bệnh nhân cần có phương pháp chăm sóc bệnh nhân tốt nhất để họ sớm vượt qua các suy nghỉ muộn phiền và tiêu cực này.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm mọi thông tin về các tác dụng phụ của phương pháp điều trị hóa trị.
Theo Khoe.online tổng hợp