Đã tiêm vacxin phòng quai bị nhưng vẫn mắc bệnh?
Tác giả: huong
Quại bị là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan chống mặt. Mặc dù, đã được tiêm mũi MMR (vacxin Sởi, Quai bị và Rubella) từ lúc 1 tuổi, nhưng trường hợp của bé Nguyễn Hữu P., cư trú tại tỉnh Tiền Giang vẫn mắc các triệu chứng của bệnh quai bị.
Mới đây, ngày 23/2/ 2017 bé Nguyễn Hữu P., 4 tuổi, nhà ở xã Long Định, huyện Châu Thành, Tiền Giang được mẹ đưa đến bệnh viện khám vì góc hàm bên trái cháu bị sưng to.
- Những điều cần chú ý về bệnh quai bị
- Mắc bệnh quai bị kiêng gì để tránh biến chứng
- Các dấu hiệu bệnh quai bị bạn cần biết
Mẹ cháu cho bác sĩ xem giấy theo dõi tiêm ngừa ghi rõ cách nay 3 năm cháu có chích ngừa quai bị trong mũi MMR (Sởi, quai bị, Rubella) tại trạm y tế xã, vậy mà tại sao bây giờ cháu lại mắc bệnh?
Trước sự lo lắng của người mẹ, bác sĩ ôn tồn giải thích cho mẹ của cháu: “Chị ơi, sau khi khám cho cháu, tôi thấy đúng là cháu mắc bệnh quai bị rồi. Mặc dù chị có tiêm ngừa quai bị, nhưng thật tế không có thuốc tiêm ngừa nào có hiệu quả bảo vệ 100% hết chị à, đối với vắc xin 3 trong 1 này thì khà năng bảo vệ ba bệnh trên chỉ vào khoảng 90 tới 95% mà thôi, bao nhiêu đó thì cũng tốt rồi đó chị. Tuy nhiên cháu P. có tiêm ngừa thì khi mắc bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn, vì trong cơ thể không ít thì nhiều đã có kháng thể phòng bệnh sẵn rồi!”.
Bệnh quai bị là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu căn bệnh này không được chú ý thì có thể gây ra những biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não, viêm buồng trứng... có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này…
Thông thường bệnh quai bị sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày thỉ khỏi, riêng cháu P. sẽ có thời gian bệnh ngắn hơn, chỉ 3 ngày sau thì tuyến mang tai trái của P. đã giảm sưng rất nhiều và cháu không còn sốt nữa.
Vế chuyên môn, khi được tiêm ngừa thì hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vắc-xin là vật lạ nên tiêu diệt chúng và “ghi nhớ” chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn.
Vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật.
Việc đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm vắc xin, loại vắc xin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng vắc xin, cách bảo quản vắc xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.
Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống