Nhấn mí lỗi và cách xử lý giúp khôi phục nếp mí tự nhiên

Tác giả: Đồng Nguyễn

Nhấn mí lỗi hay nhấn mí bị hỏng ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, mà còn làm suy giảm thị giác. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ở các khía cạnh dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục phù hợp nhé.

1. Các dấu hiệu nhấn mí bị hỏng

Nhận biết sớm dấu hiệu nhấn mí lỗi rất quan trọng để kịp thời tìm hướng xử lý. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

  • Mí mắt hai bên không đều nhau, bên to bên nhỏ.
  • Nếp mí bị lệch hẳn về một bên, gây mất cân đối nghiêm trọng cho khuôn mặt.
  • Xuất hiện nhiều nếp mí chồng chéo lên nhau.
  • Nếp mí quá to, quá sâu trông thiếu tự nhiên. 
  • Nếp mí không rõ ràng, mờ nhạt.
  • Mí mắt bị sưng bầm, đau nhức kéo dài kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ. 
  • Sẹo xấu, sẹo lồi hình thành tại vị trí nhấn mí gây mất thẩm mỹ. 
  • Đường nhấn mí bị tuột chỉ, làm mất nếp mí đã tạo.
  • Mắt bị khô, cộm, khó chịu.
nhấn mí lỗi
Mí hỏng dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.

2. Nguyên nhân nhấn mí bị lỗi

Có nhiều yếu tố dẫn đến nhấn mí bị hỏng như:

  • Bác sĩ tay nghề kém: Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật không chuẩn xác thường tạo nếp mí sai vị trí, quá nông hoặc quá sâu và gây tổn thương cơ nâng mi.
  • Chọn sai phương pháp: Không phải ai cũng có thể thực hiện nhấn mí, đặc biệt là những người có nhiều da chùng, mỡ thừa mí mắt. Do đó, chọn kỹ thuật thẩm mỹ không phù hợp với tình trạng mắt ban đầu dễ dẫn đến kết quả không như ý.
  • Không đảm bảo yếu tố vô trùng khi thực hiện: Dụng cụ không được tiệt trùng kỹ lưỡng, môi trường thực hiện không đảm bảo vệ sinh làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này không chỉ làm hỏng kết quả thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng sức khỏe.
  • Chăm sóc mí mắt không đúng cách: Vệ sinh, kiêng khem sau khi nhấn mí rất quan trọng. Nếu chăm sóc sai cách như dụi mắt mạnh, tiêu thụ thức ăn dễ gây sẹo lồi, để mắt tiếp xúc bụi bẩn,… sẽ khiến vết thương lâu lành, nhiễm trùng hoặc tuột chỉ.
  • Cơ địa: Với một số người cơ địa sẹo lồi hoặc da quá nhạy cảm, quá trình lành thương diễn ra không thuận lợi. Điều này ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của việc nhấn mí, dù kỹ thuật thực hiện tốt.

3. Nhấn mí hỏng có sửa được không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em lo lắng. Tin vui là hầu hết trường hợp nhấn mí bị hỏng đều có thể sửa được bằng các kỹ thuật thẩm mỹ hiện đại. Tuy nhiên, kết quả sửa thành công hay không và mức độ cải thiện như thế nào phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể và tay nghề của bác sĩ..

Trong đó, có một số trường hợp khó hoặc không thể chỉnh sửa hoàn toàn:

  • Tổn thương cơ nâng mi quá nặng dẫn đến sụp mi vĩnh viễn. 
  • Mí mắt nhiễm trùng nặng, hoại tử, để lại sẹo co kéo nghiêm trọng. 
  • Da mí mắt quá mỏng, đã qua chỉnh sửa nhiều lần khiến việc can thiệp thêm gặp khó khăn. 
nhấn mí bị hỏng
Nhấn mí hỏng có thể sửa được nếu tìm đúng phương pháp và chọn đúng thời điểm thực hiện.

4. Cách khắc phục nhấn mí lỗi

Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây nhấn mí bị lỗi, bác sĩ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là những lựa chọn phổ biến cho bạn tham khảo:

  • Chỉnh sửa đường nhấn mí: Bác sĩ sẽ tháo chỉ cũ (nếu cần) và thực hiện chỉnh lại đường nhấn mí sao cho cân đối, tự nhiên hơn. Kỹ thuật này áp dụng cho các đối tượng mí lệch nhẹ, nếp mí chưa rõ.
  • Nhấn mí mắt lại: Đối với trường hợp tuột chỉ hoặc nếp mí không đạt yêu cầu, bác sĩ tiến hành nhấn mí lại từ đầu. Nhờ vậy tạo liên kết chắc chắn hơn giữa da và cơ nâng mi.
  • Ghép da, ghép mỡ: Trong trường hợp mí mắt tổn thương nặng, thiếu hụt mô hoặc sẹo co kéo, bác sĩ cần cấy ghép da hoặc mỡ tự thân. Đây là một kỹ thuật phức tạp giúp bù đắp mô bị thiếu, nhờ thế cải thiện hình dáng mí mắt hiệu quả.

5. Khi nào có thể chỉnh sửa nhấn mí hỏng?

Bác sĩ thường khuyên những khách hàng có mí lỗi nên đợi ít nhất 3 – 6 tháng sau lần nhấn mí đầu tiên. Lý do là lúc này, cấu trúc mí mắt đã ổn định hoàn toàn và vết thương cũ đã lành hẳn. Nếu can thiệp quá sớm – khi mô còn sưng nề, tổn thương thì tình trạng hỏng sẽ tệ hơn và khó đánh giá chính xác khuyết điểm cần sửa. 

Tóm lại, nhấn mí lỗi hoàn toàn khắc phục được nếu bác sĩ chuyên môn giỏi chẩn đoán đúng nguyên nhân và áp dụng phương pháp phù hợp. Cùng với đó, bạn cũng cần đợi đến mí mắt ổn định để sửa mí hỏng hiệu quả.

Nguồn tham khảo: nhấn mí lỗi