Quên tiêm mũi 3 viêm não Nhật Bản nên làm thế nào?
Tác giả: huong
Viêm não Nhật Bản là một trong những chứng bệnh được xếp vào nhóm rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao, đặc biệt là trong thời điểm mùa dịch và có khả năng gây biến chứng cũng như tử vong cao ở trẻ nhỏ. Có không ít bậc cha mẹ lơ là trong việc tiêm phòng viêm não kịp thời cho trẻ hay vì quá bận rộn mà quên mất thời điểm tiêm phòng định kỳ, khiến trẻ vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm cao. Những trường hợp quên tiêm mũi 2, quên tiêm mũi 3 viêm não Nhật Bản quá thời điểm cần thiết thì nên làm thế nào?
Lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản
Trước hết cần nắm rõ lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản cụ thể gồm có 3 mũi, được thực hiện trong từng thời điểm cụ thể là:
- Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 1 tuổi trở lên.
- Mũi 2: Sau mũi đầu từ 1-2 tuần.
- Mũi 3: Sau mũi 2 một năm.
- Mũi nhắc lại: sau mỗi 3-4 năm để tăng cường kháng thể.
Mũi nhắc lại viêm não Nhật Bản giúp bảo vệ khả năng nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ được hiệu quả và nên được thực hiện xuyên suốt cho đến khi trường thành bên cạnh các mũi tiêm phòng khác.
Quên tiêm viêm não Nhật Bản mũi tiếp theo có ảnh hưởng gì?
Mỗi khi tiêm một mũi chích ngừa viêm não Nhật Bản, cơ thể sẽ tạo ra một lượng kháng thể đủ để phòng ngừa sự tấn công của virus viêm não Nhật Bảm. Tuy vậy mũi tiêm đầu tiên chỉ có tác dụng hình thành nên lượng kháng thể cần thiết, nếu không tiếp tục tiêm mũi 2 và 3, kháng thể sẽ bị mất đi theo thời gian (chỉ từ 2-4 tuần) và không còn hiệu lực phòng bệnh nữa.
Những trường hợp sau đây cần lưu ý và đưa trẻ đi tiêm phòng nhắc lại càng sớm càng tốt:
Đã tiêm mũi 1, quá hạn mũi 2 nhưng chưa tiêm nhắc lại
Dựa trên khoảng thời gian quá hạn mà cơ thể trẻ có khả năng cao đã mất đi kháng thể cần thiết. Mũi 2 cần được tiêm ngay sau mũi 1 4 tuần, nếu quá hạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế phù hợp để tiêm lại mũi chích ngừa viêm não Nhật Bản kịp thời, hỗ trợ xây dựng lại lượng kháng thể cần thiết trong cơ thể.
Đã tiêm mũi 1, mũi 2 nhưng quá hơn 1 năm chưa tiêm lai mũi 3
Trong thời gian quá hạn 1-2 tháng thời điểm cần thiết để đi tiêm mũi 3, phụ huynh vẫn có thể đưa trẻ đến tiêm nhắc mũi 3 viêm não Nhật Bản ngay lập tức, lúc này kháng thể chưa mất hết và còn đủ điều kiện để hình thành.
Quên tiêm mũi 3 viêm não Nhật Bản
Nếu đã tiêm mũi 1 và 2, nhưng không nhớ rõ đã tiêm mũi 3 hay chưa, các bậc phụ huynh vẫn có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm ngừa mũi 3 như bình thường. Tiêm lặp lại mũi 3 hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đồng thời giúp củng cố lại kháng thể hiệu quả hơn. Không nên lơ là và bỏ qua thời điểm tiêm viêm não Nhật Bản thích hợp.
Đưa trẻ đến tiêm chích ngừa viêm não Nhật Bản nhưng trẻ bị cảm, sốt dẫn đến quá hạn tiêm
Ở thời điểm khi trẻ đã lành bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được tiêm ngừa viêm não Nhật Bản. Đặc biệt trong thời điểm mùa dịch viêm não Nhật Bản tăng cao (tháng 6 và 7), trẻ cần được đảm bảo tiêm phòng từ trước đó.
Chích ngừa viêm não Nhật Bản khi đủ tuổi là một trong những điều cha mẹ cần lưu ý và thực hiện ngay cho trẻ. Để đảm bảo ghi nhớ thời điểm tiêm ngừa viêm não Nhật Bản và các mũi tiêm phòng khác, lưu ý giữ kĩ sổ tiêm phòng của trẻ, mang theo khi đưa trẻ đi tiêm ở bất kì thời điểm, loại tiêm phòng nào. Không nên sử dụng nhiều sổ tiêm có thể gây nhầm lẫn, trùng lặp các loại mũi tiêm, thời gian tiêm. Khi trẻ có bất kì dấu hiệu nào trước và sau khi tiêm, cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ để đảm bảo ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, dù là những khả năng hy hữu nhất.
Theo khoe.online tổng hợp