Các loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ mẹ cần biết
Tác giả: huong
Do sức đề kháng của cơ thể còn quá yếu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi đến độ tuổi phù hợp cần được tiêm phòng để đảm bảo ngăn ngừa sự lây nhiễm của các loại vi khuẩn, virus có hại trong môi trường sống. Cập nhật ngay các loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ các bà mẹ cần hiểu rõ để có thể thực hiện tiêm phòng cho trẻ đúng thời điểm.
Các loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ
1. Vắc-xin ngừa thủy đậu
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan từ người sang người và phát triển rộng trong mùa dịch. Trẻ ngay khi đủ tuổi cần được cho đi tiêm phòng vắc-xin thủy đậu càng sớm càng tốt. Độ tuổi phù hợp để tiêm phòng là từ 12-15 tháng tuổi, liệu trình tiêm gồ, 2 mũi cách nhau 1-3 tháng và tiêm nhắc lại khi 4 và 6 tuổi, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân nhiễm bệnh từ 10-20 năm.
2. Vắc-xin ngừa viêm gan B
Vắc-xin viêm gan B cần được tiêm ngừa cho trẻ ngay trong vòng 24 giờ sau sinh và tiếp tục tiêm mũi nhắc lại ở 1-2 tháng tiếp theo. Ở giai đoạn trẻ được 12-18 tháng tuổi sẽ tiêm nốt mũi 3. Vắc-xin giúp hình thành kháng thể chống viêm gan B hiệu quả, ngăn ngừa khả năng nhiễm virus viêm gan B từ mẹ nếu mẹ đã mắc bệnh trong thời gian cho con bú.
3. Vắc-xin DTaP
Đây là loại vắc-xin giúp bảo vệ trẻ khỏi khả năng nhiễm bệnh bạch hầu, uốn ván và ho hà. Vắc-xin DTaP cần được tiêm liên tục khi trẻ được 2, 4, 6, 15-18 tháng tuổi. Với số lần tiêm khá nhiều, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đến cho trẻ nên hiện nay vắc-xin DTaP cũng đã được kết hợp với các loại vắc-xin khác dưới dạng vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 để hạn chế số lần tiêm cho trẻ.
3. Vắc-xin ngừa cúm B
Vắc-xin ngừa cúm B hau vắc-xin Haemophilus cúm B (Hib) có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh viêm màng não. Tỷ lệ trẻ bị viêm màng não dẫn đến tử vong tại Việt Nam rất cao, cho thấy đây là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, cần hết sức lưu ý. Trẻ cần được tiêm phòng ở các thời điểm tốt nhất là 2, 4, 6 và 12-15 tháng tuổi.
Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm cho trẻ là sưng, tấy đỏ vết tiêm, sốt nhẹ… Tuy vậy triệu chứng sẽ tự biến mất sau 1-2 ngày.
4. Vắc-xin MMRVắc-xin
MMR có khả năng ngừa 3 nhóm bệnh là sởi, quai bị và rubella. Ở độ tuổi từ 12-15 tháng tuổi cần tiêm phòng vắc-xin cho trẻ và tiêm liều thứ 2 khi trẻ được 4-6 tuổi.
5. Vắc-xin IPV ngừa bại liệt
Là loại vắc-xin phòng ngừa bệnh bại liệt rất quan trọng đối với cơ thể trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị lây nhiễm virus bại liệt và nguy cơ tử vong cao do hoàn toàn không có đủ khả năng kháng thể. Trẻ từ khi 2, 4 hoặc 6 tháng tuổi cần được tiêm ngừa vắc-xin bại liệt, muộn nhất là khi trẻ được 18 tháng tuổi và cần lưu ý để đưa trẻ đi tiêm mũi nhắc lại thường xuyên.
6. Vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn liên hợp PCV
Vắc-xin PCV có tác dụng ngừa virus viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, tai… có khả năng gây tử vong cho trẻ. Liệu trình tiêm gồm 4 mũi chia làm các đợt khi 2 tháng tuổi – 4 tháng tuổi – 6 tháng tuổi và 12-15 tháng tuổi. Tương tự như các mũi tiêm khác, trẻ cũng có khả năng bị sưng, nhức vết tiêm và sốt nhẹ nhưng không quá nghiêm trọng.
7. Vắc-xin ngừa virus Rota RV
Virus RV là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp nguy hiểm ở trẻ em. Hàng năm có hơn 55,000 trẻ bị tiêu chảy do virus xâm nhập, nhiễm trùng vào đường ruột. Sau khi tiêm trẻ có khả năng bị tiêu chảy nhẹ và nôn mửa sau khi sử dụng nhưng không quá đáng lo ngại.
8. Vắc-xin ngừa viêm gan A
Ngoài vắc-xin ngừa viêm gan B, trẻ cũng cần được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan A để hạn chế khả năng bị lây nhiễm qua đường ăn uống. Thời điểm tiêm ngừa viêm gan A là khi đủ 12 tháng tuổi và mũi tiếp theo ở 23 tháng tuổi. Ngoài ra cũng có thể tiêm ngừa vắc-xin viêm gan A, B cùng lúc để hạn chế số lần tiêm và số lần bị tác dụng phụ có thể xảy ra như là chán ăn, mệt mỏi, đau đầu…
9. Vắc-xin ngừa viêm màng não MCV4
Là loại virus phổ biến có thể lây lan nhanh chóng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm, trẻ có khả năng bị viêm màng não và tủy sống, khả năng tử vong cao hết sức nguy hiểm. Độ tuổi phù hợp để tiêm MCV4 là độ tuổi 11 và 12.
10. Vắc-xin ngừa cúm
Do cơ thể trẻ sức đề kháng còn rất yếu nên khả năng bị cảm cúm, nhiễm virus cảm cúm là rất cao. Một thay đổi nhỏ trong môi trường sống cũng có thể khiến trẻ bị cảm cúm. Vắc-xin ngừa cúm cần được tiêm định kỳ mỗi năm, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây cảm cúm rất hiệu quả.
11. Vắc-xin BCG ngừa bệnh lao
Vắc-xin ngừa bệnh lao cần được tiêm cho trẻ ở dướ 12 tháng tuổi để ngăn ngừa khả năng bị lao màng não và các thể lao khác rất nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng cao đến tính mạng. Sau khi tiêm ngừa lao, trẻ có thể gặp một số biến chứng như sưng, áp xe chỗ viêm, sưng hạch.
12. Vắc-xin 5 trong 1
Là loại vắc-xin có tác dụng ngừa được 5 loại bệnh trong một mũi tiêm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ HiB. Nhờ đó, trẻ có thể giảm thiểu được số lần tiêm hiệu quả, cũng như không tốn kém quá nhiều chi phí. Sau khi tiêm có thể trẻ sẽ gặp phải tình trạng sốt nhưng không quá nghiêm trọng, áp dụng hạ sốt để trẻ hồi phục hiệu quả hơn.
Thời điểm tiêm phòng các loại
Không phải loại vắc-xin nào cũng có thể tiêm ở mọi thời điểm, lịch tiêm phòng sau giúp các mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lúc hơn:
Dưới 1 tháng tuổi: Tiêm phòng vắc-xin BCG ngừa lao phổi .
- 2-6 tháng tuổi: Tiêm các mũi.
- Ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 1, 2, 3.
- Viêm gan siêu vi B mũi 2, 3, 4.
- Ngừa Rota.
6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm.
12-15 tháng tuổi: Tiêm các mũi.
- Viêm não Nhật Bản B.
- Thủy đậu.
- Sởi, quai bị, rubella.
- Viêm gan B, mũi 4.
- Viêm gan A, mũi 2. Hoặc tiêm ngừa viêm gan A,B.
24 tháng tuổi trở lên:
- Ngừa viêm màng não mô cầu A + C.
- Viêm não Nhật Bản mũi 3.
- Phòng viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu.
- Phòng thường hãn, tã.
Từ 9 tuổi
Tiêm ngừa HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà (có thể tiêm cho cả nam lẫn nữ).
Trên đây là các loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ mà mẹ không thể lơ là, thực hiện ngay khi trẻ đủ tuổi để bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiệu quả hơn.
Theo khoe.online tổng hợp