Tác hại khi để trẻ tiếp xúc với chó mèo

Tác giả: huong

Chó mèo là vật nuôi được nhiều người yêu thích bởi vẻ ngoài dễ thương. Nhiều bậc phụ huynh thường tập cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi này từ rất sớm. Tuy nhiên, chính thói quen bồng bế, ôm ấp vật nuôi mỗi ngày có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại.

Tác hại khi để trẻ tiếp xúc với chó mèo
Tác hại khi để trẻ tiếp xúc với chó mèo

Ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ chơi với vật nuôi

Theo ThS.BS Huỳnh Hồng Quang, Trưởng khoa nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhiệt đới (Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn), trẻ em nói riêng và con người nói chung có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng, ký sinh trùng từ chó mèo, vật nuôi. Người bệnh nhiễm loài ấu trùng này thường qua đường miệng, hậu môn.

Sán dải là một trong những loại kí sinh trùng nguy hiểm sinh sống trong ruột non của chó. Một con sán trưởng thành có chiều dài từ 3-6mm, đầu có 4 ống hút và một hàng móc đôi. Trứng của sán dải theo phân chó mèo ra ngoài, sống lâu trong đất, cỏ rau từ vài tuần đến vài tháng.

Nếu trẻ không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc vật nuôi, thì trứng sán có thể dính vào tay đi vào cơ thể và phát triển thành ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ sẽ có đường kính khoảng từ 1-7 cm và có thể chứa trên 2 triệu đầu sán. Khi chúng phát triển sẽ làm cho người nhiễm sán thường bị đau bụng, tiêu chảy, dị ứng, ngứa ngáy ngoài da.Tùy từng cơ địa và hoàn cảnh thì ấu trùng mới có thể đi vào cơ thể. Khi đã vào bên trong thì phụ thuộc vào độ ẩm hay sự phát triển thì chúng mới phát triển thành bệnh.

Tuy nhiên, để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm từ vật nuôi, hằng năm mỗi nhà nên đưa vật nuôi đi tiêm chủng và uống thuốc điệt sán đình kì. Chú ý tắm rửa, vệ sinh thường xuyên cho vật nuôi. Sau khi tiếp xúc với vật nuôi, bạn nên nhớ vệ sinh tay chân sạch sẽ.

Đề cập về vấn đề này, ThS Thú y Hải Đăng (BV thú y Hải Đăng), từng công tác trong Liên đoàn xiếc Việt Nam cũng cho biết:

Vật nuôi là người bạn rất quen thuộc đối với con người. Trong nhiều trường hợp, việc tiếp xúc với vật nuôi có thể giúp bé phát triển tâm sinh lý tốt, biết cách yêu thương gia đình, người thân  và cộng đồng. Với các trẻ bị khiếm khuyết tâm lý ( như mắc bệnh tự kỉ) thì tiếp xúc với vật nuôi cũng là phương pháp hỗ trợ chữa bệnh rất tốt.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng đừng quên rằng chó mèo cũng chứa rất nhiều những mầm bệnh, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, nhất là trẻ nhỏ như vi rút, vi khuẩn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, giun sán, ký sinh trùng, lông chó mèo có thể khiến bé bị bệnh hen suyễn…

Vì vậy, cha mẹ cần dạy bé thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Để đảm bảo an toàn, người lớn không nên cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo thả rông. Khi trẻ chơi đùa cùng chó mèo, phụ huynh nến chú ý để mắt tới trẻ, đặc biệt là các bé còn trong độ tuổi tập bò, tập đi…

Với những bé lớn hơn, cha mẹ nên dặn dò con kĩ lưỡng, dạy con hiểu cách đề phòng vật nuôi: không đùa giỡn, thò tay vào miệng chó, không được chọc ghẹo khiến chúng nổi giận.

Theo chuyên gia, mọi người nên tắm cho vật nuôi  trong nhà 1-2 lần/ tuần với loại dầu tắm chuyên biệt để loại bỏ trứng giun bám vào lông; cho vật nuôi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, tẩy giun sán định kỳ. Khi vật nuôi có các dấu hiệu bất thường như rụng lông, ngứa ngáy, bỏ ăn,… cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y sớm

Cách sơ cứu khi trẻ bị vật nuôi cắn

Theo BS Như Huỳnh – bệnh viên nhi đồng I cho biết, khi trẻ bị vật nuôi cắn, nhất là chó, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh tránh làm bé bị hoảng sợ, lo lắng. Đồng thời, ba mẹ phải nhanh chóng kiểm tra vết thương để xác định sơ qua vết cắn nặng hay nhẹ, chỉ trầy xước hay rất sâu.

Sau đó, nhanh chóng dùng nước sách và xà phòng để rửa vết cắn, xả nước mạnh vào vết thương trong 3-5 phút. Dùng dung dịch sát khuẩn để sát trùng vết thương, băng vết thương bằng vải sạch,  rồi đưa trẻ tới ngay bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh. Các bác sĩ sau khi thăm khám mới có thể  kết luận bé có cần được tiêm uốn ván và huyết thanh kháng bệnh hay không.

Ngoài ra, ba mẹ đừng quên theo dõi vật nuôi trong vòng 10 ngày để xem chúng có biểu hiện của bệnh dại hay không nhé!

Theo khoe.online tổng hợp