Tiềm ẩn ung thư dạ dày trong thói quen ăn uống người Việt

Tác giả: huong

Tại nước ta, ung thư dạ dày được xếp thứ 2 trong số 10 loại ung thư gây tử vong cao.

Theo như PGS Bùi Hữu Hoàng, trưởng khoa Tiêu Hóa thuộc bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM, nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở người. Báo cáo của tổ chức Tiêu Hóa thế giới năm 2010 cho biết tỷ lệ người nhiễm HP trung bình toàn cầu lên đến 50%. Trong đó, Việt Nam thuộc danh sách các nước đang phát triển có tỷ lệ người trưởng thành nhiễm khuẩn HPV lên đến 70%.

Hiểu hơn về bệnh viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày là bệnh có tỷ lệ người mắc lên đến 90% dân số thế giới và ngày càng phổ biến. Do sự chủ quan của chúng ta trong quá trình ăn uống hàng ngày góp phần làm nên nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày. Vậy bạn…

Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm loét dạ dày– tá tràng hiện nay đang có xu hướng tăng lên, đứng đầu bảng trong các bệnh đường tiêu hóa. Vi khuẩn HP được xác định là thủ phạm chính gây ra các bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày. Vi khuẩn này thường có mặt trong nước bọt, mảng cao răng và niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, phân và dịch tiêu hóa.

Thói quen ăn uống của người Việt Nam chính là nguyên nhân hàng đầu khiến vi khuẩn HP lây lan. Việc ăn uống chung chén, chung ly, dùng đũa của mình gấp thức ăn cho người khác là con đường nhanh nhất để HP xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, với sở thích ăn uống ở những hàng quán ven đường, mất vệ sinh cũng gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP.

Tiềm ẩn ung thư dạ dày trong thói quen ăn uống người Việt
Tiềm ẩn ung thư dạ dày trong thói quen ăn uống người Việt

Cách phòng ngừa lây nhiễm khuẩn HP

  • Để phòng bệnh hiệu quả, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tập thói quen giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế ăn chung, uống chung. Tốt nhất, nên dùng phần ăn riêng, đặc biệt là nước chấm. Khi bắt buộc phải dùng chung món ăn thì nên dùng một chiếc muỗng hay đôi đũa sạch và quy ước là dùng chung để gắp thức ăn.Để đảm bảo vệ sinh chung, bạn không nên sử dụng chung ly uống nước, ly rượu.
  • Trước khi ăn, nên tập thói quen rửa tay bằng xà phòng.
  • Hạn chế ăn uống ở những hàng quán kém vệ sinh
Viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như hiện tượng xuất huyết dạ dày. Vậy viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Nguyên nhân và các triệu chứng viêm loét dạ dày tá…

Ngoài ra khi đã bị nhiễm HP, bệnh nhân cần chữa trị theo đúng phác đồ. Nếu không chữa trị hoặc không tuân thủ theo phác đồ sẽ dẫn đến ung thư dạ dày. Theo các thống kê cho thấy có đến 80% người nhiễm HP bị viêm dạ dày mãn tính, 15 đến 20% bị viêm teo dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày, tá tràng, sản ruột, khoảng 1% trường hợp phát triển thành ung thư.

Tùy vào cơ địa từng người, độc tính của vi khuẩn, cũng như thói quen ăn uống hằng ngày mà nguy cơ phát triển thành ung thư sẽ khác nhau. Những người thường xuyên ăn mặn, ăn nhiều đồ lên men, muối chua và thịt nướng, xúc xích sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao.

Tiềm ẩn ung thư dạ dày trong thói quen ăn uống người Việt
Tiềm ẩn ung thư dạ dày trong thói quen ăn uống người Việt

Bác sĩ Hoàng nhấn mạnh việc điều trị theo phác đồ chữa trị nhằm tiêu diệt khuẩn HP ở các bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày tá tràng là rất quan trọng nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết bao tử, thủng dạ dày và ung thư dạ dày.

Khi phát hiện bệnh nhân dương tính với HP, bác sĩ cần xây dựng phác đồ điều trị tập trung. Do vi khuẩn này sống lâu trong dạ dày nên đã  thích nghi tốt với môi trường axit. Vì vậy, chỉ  uống kháng sinh sẽ khó phát huy tác dụng. Ngoài ra, khi thuốc kháng sinh đi vào dạ dày gặp axit sẽ bị giảm tác dụng. Chính vì lý do này nên trong phác đồ điều trị HP, để đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ luôn kết hợp ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm tiết axit mạnh ( ức chế bơm proton).

Nguồn tham khảo: Vnexpress.net