Ung thư môi – Nguyên nhân, triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh

Tác giả: sites

Ung thư môi là một trong những bệnh lý thường gặp nằm trong nhóm biểu hiện bệnh ung thư miệng. Ung thư môi tuy không phải là bệnh thường gặp, nhưng đang có xu hướng tăng lên qua những năm gần đây. Bệnh không những gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh mà còn gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ bên ngoài khiến người bệnh dễ tự ti và trở nên thu mình lại.

ung thư môi

1. Nguyên nhân gây ra ung thư môi

Những nguyên nhân sau đây được cho là lý do hàng đầu gây ra triệu chứng ung thư môi:

– Hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa khoảng 40 chất độc hại. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra rất nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư môi. Dù là sử dụng bằng hình thức nào (hút xì gà, udnfg thuốc lá nhai, hút thuốc bằng tẩu,…) thì đều gây ra nguy cơ ung thư môi không kém gì sử dụng thuốc lá bình thường.

– Nhiễm virus: Các nhà khoa học gần đây đã đưa ra khẳng định về mối quan hệ giữa bệnh ung thư môi và virus u nhú HPV. Loại virus HPV này là virus gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và thường lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng.

– Chế độ ăn: Chế độ ăn uống selen, sắt, acid folic và các vitamin A, E, C,… trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm tăng ngư cơ mắc bệnh.

– Vệ sinh răng miệngRăng miệng không được vệ sinh sạch sẽ sẽ góp phần vào tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển cũng như nhân rộng của các vi khuẩn và sự hình thành của nitrosamine gây ra ung thư.

ung thư môi

– Yếu tố di truyền và tuổi tác: Theo thống kê cho thấy, nam giới ở độ tuổi 40 có nguy cơ phát triển bệnh ung thư môi cao nhất. Bên cạnh đó, những đối tượng có người thân trong gia đình từng mang bệnh cũng rất dễ bị ung thư môi hơn so với những người khác.

– Ánh nắng mặt trời: Ung thư môi còn do sự di căn của các tế bào ung thư ác tính trên da do da bị ung thư bởi tia cực tím (UV) gây nên.

– Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch yếu cũng là một trong nguyên nhân gây ra ung thư môi. Theo các chuyên gia cho rằng, những người bị nhiễm virus HIV thường có nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác rất cao, trong đó có cả ung thư môi do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm trầm trọng.

Ngoài ra, việc dùng thuốc để ngăn chặn khả năng miễn dịch sau cấy ghép nội tạng (ghép thận, ghép gan,…) cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư môi cũng như các loại bệnh ung thư khác.

2. Triệu chứng ung thư môi

ung thư môi
Xuất hiện vết loét khó lành

– Môi bị chảy máu đột ngột và thường bị nứt nẻ trên môi.

– Màu sắc da môi bị thay đổi, có thể chuyển sang màu nhợt hơn hoặc bị đen sạm lại.

– Vùng da môi có thể trở nên dày thô hoặc xơ cứng. Thậm chí có thể xuất hiện máu chảy ở vết loét hoặc tại vết lỡ lét không lành trên môi.

– Xuất hiện các vết lỡ loét có dạng cục, mảng trắng quanh môi hoặc ở những vị trí xung quanh miệng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và gặp nhiều khó khăn khi nhai, nuốt.

– Dần thấy các khối u ở cả trên môi và ở trong khoang miệng, cổ họng. Khi sờ vào thấy có khối u ở môi hay trong khoang miệng thì hãy đến ngay bác sĩ để được kiểm tra để sớm phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời.

ung thư môi
Dấu hiệu bị sưng hàm khi bị ung thư môi

3. Dấu hiệu nhận biết ung thư môi

– Một số trường hợp răng đột nhiên bị lung lay hoặc rụng bất thường. Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn và vùng khoang mũi, họng có triệu chứng bị tê, đau.

– Có cảm giác ngứa, tê đau hay những cảm giác bất thường trên môi không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư môi.

– Vùng da trên môi khô bất thường, nứt nẻ, chảy máu và không có dấu hiệu tự lành vết thương.

– Ở một vị trí nào đó trong xương hàm bị sưng to làm cho gương mặt người bệnh bị lệch bất thường.

– Các tế bào ung thư môi thường di căn đến vùng hạch cổ ở gần đó. Thậm chí bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng mà người bệnh đã có dấu hiệu sưng hạch ở cổ do di căn. Các nốt hạch cổ sưng to, không đau, cứng chắc, ít động, thì cần chụp CT kiểm tra ngay.

4. Đối tượng có nguy cơ bị ung thư môi

Mỗi năm có hơn 36,000 người trên thế giới có các dấu hiệu bị ung thư miệng, cho thấy sự nguy hiểm của chứng bệnh này. Những đối tượng sau đây có khả năng bị ung thư môi nhiều nhất:

– Nam giới có tỷ lệ bị ung thư môi nhiều hơn.

– Nhóm người có sắc tố alen cao, da sáng màu.

– Người từ 40 tuổi trở lên.

– Thường hút thuốc lá hoặc sử dụng các chế phẩm tương tự như thuốc lá (xì gà, thuốc lào, thuốc lá điện tử…).

– Người bị nghiện rượu.

– Hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tự nhiên hoặc nhân tạo), bao gồm cả người sử dụng các liệu pháp làm đẹp như nhuộm da trong thời gian dài.

– Người có tiền sử hoặc đang bị nhiễm virus HPV.

5. Điều trị ung thư môi

– Ngay khi nhận thấy có những biểu hiện bất ổn trên môi và trong cơ thể, người bệnh cần khám kiểm tra tại bệnh viện ngay lập tức để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm.

– Các giải pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị, hóa trị loại bỏ tế bào ung thư… sẽ là những lựa chọn bệnh nhân cần thực hiện để trị bệnh tận gốc. Nếu khối u nhỏ, khả năng loại bỏ và đẩy lùi tế bào ung thư sẽ thành công hơn.

– Nên từ bỏ thói quen hút thuốc ngay khi có các dấu hiệu bất ổn trên môi, kết quả kiểm tra cho thấy có nguy cơ ung thư môi cũng nên tránh xa các chế phẩm tương tự thuốc lá.

– Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời qua cả hình thức tự nhiên hoặc nhân tạo, kiểm tra tình hình sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư.

 

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về căn bệnh ung thư môi. Có hơn 90% tỷ lệ người phát hiện ung thư môi sớm có thể hoàn toàn chữa lành và không hề bị tái phát, do đó cần hết sức lưu ý và điều trị ngay từ sớm là cách tốt nhất khi phát hiện bệnh.

Theo Khoe.online tổng hợp