Viêm loét dạ dày do khuẩn HP điều trị khó khăn

Tác giả: huong

Theo ước tính có đến 70% dân số nước ta có các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP, là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực, các triệu chứng bệnh sẽ trở nên khó điều trị hơn. Bên cạnh đó, đa số bệnh nhân nhiễm khuẩn HP thường gặp phải tình trạng kháng thuốc lên đến hơn 90%, khiến kết quả điều trị các trở nên khó khăn.

điều trị viêm loét dạ dày do khuẩn HP

Khuẩn HP là  gì?

Helicobacter pylori (Hp) là loại vi khuẩn có trong dạ dày của hơn một nửa dân số trên thế giới. Chúng thường tồn tại ở dưới lớp nhày của niêm mạc, đồng thời sản sinh ra các độc tố khác nhau gây viêm, tổn thương tế bào dạ dày tá tràng dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng. Vi khuẩn Hp cũng đồng thời là thủ phạm khiến cho bệnh lý dạ dày, tá tràng tái phát dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Khi kết quả xét nghiệm Hp + cùng với các triệu chứng viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng thì bạn cần hết sức chú ý, tuân thủ việc điều trị để loại bỏ được tận gốc nguyên nhân gây bệnh

Virus HP có khả năng lây nhiễm cao

Trao đổi với báo giới bên lề hội thảo khoa học về tiêu hóa vừa tổ chức tại Hà Nội, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai Vũ Trường Khanh cho hay có đến 60-70% người Việt Nam mang vi khuẩn HP, một tỷ lệ đáng kể trong số này biểu hiện thành các chứng bệnh như loét dạ dày, thậm chí chuyển nặng sang ung thư dạ dày.

Tuy nhiên theo bác sỹ Khanh, do vi khuẩn HP có thể lây qua hô hấp nên nhiều trường hợp cả gia đình mắc bệnh, điều trị đỡ bệnh lại có thể lây lại từ người thân. Mặt khác có nhiều thuốc kháng sinh đầu tay trong điều trị vi khuẩn HP đã bị kháng thuốc tới 80-90%.

Do đó cần có một công thức chứa nhiều dược chất khác nhau mới có thể loại bỏ được H. Pylori. Công thức này phải chứa từ 3 tới 4 tác nhân chống viêm và tiêu diệt H. Pylori. Đối với các trường hợp viêm dạ dày mãn tính do sử dụng các loại thuốc chống viêm NSAID, cần sử dụng các công thức kết hợp giữa chống viêm, làm lành vết loét và chống acid cho niêm mạc dạ dày. Các loại thuốc tây điển hình điều trị, tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori gồm: amoxicilline, metronidazol, tinidazol, ornidazale, hoặc clarithromycin.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, do nhu cầu gia tăng của bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tiêu hóa, các nhà tài trợ Nhật Bản đã chấp thuận tài trợ 2 triệu USD để xây dựng một Trung tâm tiêu hóa chất lượng cao, đồng thời giữ vai trò Trung tâm đào tạo cho các bác sỹ tiêu hóa tại Bệnh viện Bạch Mai.

Điều trị khuẩn HP cần lưu ý

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, điều chỉnh tích cực những thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày:

– Ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát mới riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.

– Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.

– Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamine C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.

– Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya

– Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc uống sau ăn mới phát huy tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.

Ngay khi có những dấu hiệu dạ dày bất thường cần đi khám dạ dày ngay để được bác sĩ chuẩn đoán và áp dụng giải pháp điều trị phù hợp. Đồng thời nếu nhận thấy cơ thể đã bị nhiễm khuẩn HP, cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người thân trong gia đình.

Thông tin tổng hợp