Chọn sụn nâng mũi phù hợp khi nâng mũi
Tác giả: huong
Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều loại sụn nâng mũi để người thực hiện phẫu thuật có thể chọn lựa, nhằm mang lại kết quả sở hữu một chiếc mũi cao, thanh tú và tự nhiên nhất. Loại sụn nâng mũi phổ biến nhất được làm từ chất liệu silicon, có khả năng thích ứng cao với cơ thể và thời gian tồn tại lâu dài. Tuy vậy giữa những lời chào mời sử dụng loại sụn nâng mũi thế hệ mới, nhiều chị em phụ nữ trở nên băn khoăn khi muốn tìm mua loại sụn nâng mũi phù hợp. Nên chọn lựa loại sụn nâng mũi nào để đạt hiệu quả phẫu thuật tốt nhất?
Các loại sụn nâng mũi hiện nay
Có 2 loại sụn phổ biến trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi hiện này là: Sụn nhân tạo và sụn tự thân.
Trong đó:
Sụn tự thân
Là loại sụn lấy từ các vị trí khác ở cơ thể, tại những nơi có sụn không quan trọng và không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung khi tách rời. Gồm:
– Dùng sụn vách ngăn: là chất liệu chuẩn cho nâng sống mũi vì ít gây ra biến chứng, bóng đỏ, lộ sóng ngoài ra bác sĩ dễ dàng tạo hình dáng mũi. Khi cần nâng cao sống mũi ở mức độ vừa phải, sụn vách ngăn là thích hợp nhất để cải thiện mũi. Có thể lấy sụn vách ngăn mũi qua đường mổ nằm ở trong lỗ mũi hoặc đường mổ ở bên ngoài mũi.
– Dùng sụn vành tai: à chất liệu sụn được lấy ở tai, với đường mổ sau tai ta có thể dễ dàng lấy sụn ở loa tai. Sẹo mổ nằm sát ngay rảnh sau tai( cach 3 – 4 mm) nên rất khó nhận thấy sau mổ. Đặc biệt, thực hiện lấy sụn vành tai không để lại bất kỳ di chứng hay biến dạng ở tai.
– Dùng sụn sườn: là sụn lấy ở sườn, thương lấy sụn sườn số 6 hoặc 7 hoặc cả hai. Thông thường, nếu bác sĩ lấy sụn sẽ lấy ở bên phải, đường rạch dài 3cm, ngay ở nếp vú nên thường được che khuất. Lấy một đoạn sụn sườn dài 5 – 7 cm. Để tránh cong vênh của sụn, bác sĩ lấy phần lõi trung tâm của sụn sườn để nâng sống mũi. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ ngâm phần lõi sụn sườn 20 phút trong khi gọt, sau đó xem lại có bị cong vênh không. Hiện tượng cong vênh thường xất hiện 20 – 30 phút sau khi gọt sụn, nếu thấy có độ cong vênh của sụn , bác sĩ sẽ gọt sụn ở mặt lõm để làm mất đi các lực gây nên sự biến dạng. Bệnh nhân thường đau ít hoặc vừa phải, và có thể về nhà ngay.
Sụn tự thân được cho là phù hợp với người Châu Á, mảnh ghép sụn có khả năng chống nhiễm trùng và ít bị lệch, không tiêu hủy theo thời gian và hiệu quả hồi phục tốt. Chỉ có nhược điểm hạn chế là cần cẩn thận trong quá trình điều trị để hạn chế nhiễm trùng, cần tìm đến bác sĩ, địa chỉ uy tín để thực hiện.
Sụn nhân tạo
Là vật liệu phổ biến trong các ca nâng mũi hiện nay với nhiều mức giá khác nhau.. Sụn nhân tạo hay chất liệu độn mũi nhân tạo được dùng phổ biến nhất là silicon, ngoài ra còn có các chất như là: Gore-text, Dacron, Medpor…
Phẫu thuật nâng mũi dùng silicon phổ biến từ 4 thập kỷ qua do hiệu quả và đơn giản cũng như giá thành rẻ. Mặc dù ở một số bệnh nhân silicon có thể được dung nạp tốt, dễ thân thiện với cơ thể tuy nhiên đối với một số người thì lại ít thân thiện với cơ thể của họ. Kết quả thường không được tốt đối với những người có lớp da đầu mũi quá mỏng. Silicon có thể gây ra biến chứng sau khi thực hiện nâng mũi như méo lệch, nhiễm trùng, viêm, đau kéo dài…
Góc giải đáp:
Tôi thấy trên thị trường quảng cáo rất nhiều loại sụn nâng mũi khác nhau, có giá cao và độ tương thích tốt hơn sụn bằng silicone. Tôi đang có ý định nâng mũi nhưng không biết chọn loại nào (Đỗ Thị Lan, 27 tuổi, Hà Nội).
Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Vũ Sơn (tốt nghiệp Học viện Quân Y, tu nghiệp nước ngoài ngành Spa và thẩm mỹ với gần 20 năm kinh nghiệm), tư vấn:
Từ trước đến nay, sụn silicone được dùng trong phẫu thuật nâng mũi rất hiếm khi xảy ra tình trạng không tương thích. Những ca biến chứng như bóng, đỏ đầu mũi thường do nhiễm trùng, nâng mũi quá cao và dài gây mỏng da, rối loạn tuần hoàn đầu mũi, thời tiết lạnh,… Không tương thích với sụn không phải là nguyên nhân gây nên hiện tượng trên. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí bạn có thể sử dụng sụn silicone truyền thống, không cần tốn thêm nhiều tiền cho các loại mới đang quảng cáo rầm rộ.
Các loại sụn mới được quảng cáo có độ tương thích cao hơn silicone phải có số liệu khoa học kiểm chứng. Tuyên bố của một hãng hay một chuyên gia nào đó không có giá trị bằng các nghiên cứu khoa học.
Thông tin tổng hợp