Giải đáp bệnh giời leo có lây không?

Tác giả: uyennguyen

Bệnh giời leo có lây không? Điều trị bệnh giời leo như thế nào là thắc mắc của nhiều người bệnh. Xuất hiện với những vệt dài đỏ, mụn nhỏ li ti, phồng rộp, có nước rất đau và khó chịu. Nếu không biết cách điều trị, các mụn nước dễ dàng vỡ ra gây viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu chữa trị ngay từ khi mới xuất hiện các biểu hiện ban đầu thì khoảng 5 – 7 ngày là khỏi.

 

Bệnh giời leo có lây không?

Giời leo là tên gọi khá quen thuộc và phổ biến trong gian dân. Tên gọi này dùng để gọi chung các loại bệnh viêm da dị ứng. Tác nhân gây bệnh là độc tố acid photpho hữu cơ có trong các loại côn trùng bọ giời, kiến ba khoang, sâu ban miêu.

Thời điểm bệnh xuất hiện bệnh này nhiều nhất chính là vào các mùa gặt, giao mùa đặc biệt là chuyển giao từ thu sang đông, mùa sinh sản của côn trùng hay không khi có độ ẩm cao.

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh giời leo và zona thần kinh vì chúng thường có biểu hiện bên ngoài giống nhau. Nhầm lẫn giữa hai loại bệnh này cực kì nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, tiền bạc, thời gian điều trị mà nó còn để lại nhiều biến chứng. Do đó bạn cần phải quan sát kỹ vùng da bị bệnh. Viêm da dị ứng có thể ở bất kì vùng da nào, ngược lại zona thần kinh chỉ thường lan theo đường đi của các dây thần kinh từ cùng một bó dây thần kinh.

Giải đáp bệnh giời leo có lây không?
Bệnh giời leo có lây không?

Bệnh giời leo rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Chỉ cần dùng tay sờ vào vùng da bị bệnh rồi sờ vào những vùng da khác là bạn đã vô tình làm cho giời leo lây lan ra nhiều hơn. Do đó, khi xuất hiện các vệt đỏ dài khoảng 5cm, dù có ngứa, khó chịu bạn cũng không nên dùng tay để gãi, sờ.

Có thể dùng các phương pháp dân gian để giảm đau, làm dịu mát vùng da tạm thời. Sau đó lập tức đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị đúng đắn và nhanh chóng nhất. Ngoài ra cũng không nên sử dụng đồ dùng cá nhân với người khác. Nên để các vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, khăn, chăn mền riêng biệt…Bạn cũng nên sử dụng muối loãng để sát khuẩn cho vùng da giời leo.

Sự nguy hiểm của bệnh giời leo

Gây cảm giác khó chịu, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ

Vì giời leo rất dễ lây lan nên một khi đã mắc bệnh các mụn nước thường xuất hiện ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể. Nó khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, sưng đỏ, khó chịu, nghiêm trọng hơn khi các mụn nước vỡ ra gây rát và đau đớn. Nếu như bạn không tìm cách chữa trị kịp thời sẽ để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ.

Ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh

Khi bị giời leo cũng tùy thuộc vào sức đề kháng của từng người mà bị nặng hay nhẹ. Bệnh sẽ rất nguy hiểm nếu như gặp phải một số trường hợp như: Người già, người mắc nhiều bệnh mạn tính, người từng dùng nhiều thuốc…

Những biến chứng của bệnh giời leo

Mặc dù cách chữa trị đơn giản và thời gian lành bệnh nhanh nhưng nếu điều trị sai cách rất dễ dẫn đến các biến chứng.

  • Đau thần kinh sau khi bị giời leo: Đây là biến chứng đáng quan ngại nhất. Đau thần kinh thường xuất hiện sau 1 tháng khi mà các vệt tổn thương da đã biến mất. Biến chứng này thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Biến chứng này sẽ hết sau 6 tháng nhưng cũng có nhiều trường hợp sau 1 năm bệnh nhân vẫn còn đau thần kinh.
  • Bội nhiễm trên da: nếu không được chữa trị sớm các vết loét do phỏng nước ở giời leo bị nhiễm trùng sẽ khiến viêm nhiễm nặng, nưng mủ. Đặc biệt, bệnh nhân bị giời leo ở vùng da quanh mắt, không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc thậm chí có nguy cơ bị mù lòa.
Giải đáp bệnh giời leo có lây không?
Bệnh giời leo có nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Trường hợp các biểu hiện trên da nặng lên, phát tán mạnh vào hệ tuần hoàn gây tổn thương các tạng: não, gan, phổi có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị bệnh giời leo như thế nào?

Chúng tôi khuyên bạn nên điều trị bệnh giời leo càng sớm càng tốt. Sau đây là những phương pháp điều trị hữu hiệu. Cùng tham khảo nhé!

Thanh nhiệt và giải độc cơ thể

Khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch thường rất yếu. Vậy nên chế độ ăn uống của người bệnh phải bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe. Các loại thực phẩm nhiều chất xơ, rau củ quả, rau có màu xanh đậm là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.

Bổ sung các loại thức ăn có tính hàn, mát như  đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua…

Sử dụng đỗ xanh hoặc lá khổ qua

Đậu xanh và lá khổ qua có tính hàn, mát. Sử dụng một nắm đậu xanh hoặc lá khổ qua, gạo nếp giã nát rồi đắp lên vùng da bị giời leo. Khoảng 3 -4 ngày các mụn nước sẽ héo và khỏi bệnh.

Giải đáp bệnh giời leo có lây không?
Dùng lá khổ qua để trị bệnh giời leo

Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm

  • Để tránh khỏi cảm giác khó chịu, người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau thuộc nhóm sterroide.
  • Vùng tổn thương phải được giữ gìn sạch sẽ và được chăm sóc bằng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch alumilum acetate 5%.
  • Dùng milian eosin hoặc các dung dịch sát khuẩn

Thuốc kháng virus: Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ quyết định có nên cho bạn dùng thuốc kháng virus hay không. Các thuốc chống virus nhóm acyclovir được xem là hiệu quả nhất gồm: Acyclovir, famciclovir, Valacyclovir.

Giải đáp bệnh giời leo có lây không?
Bạn nên dùng các loại thuốc kháng viêm kháng khuẩn để hỗ trợ điều trị bệnh

Trên đây là những giải đáp thắc mắc bệnh giời leo có lây không. Chắc hẳn qua đó bạn đã nắm được một số thông tin cơ bản để tránh lây nhiễm giời leo rồi chứ. Nếu không may mắc phải bệnh này, cũng đừng quá lo lắng. Hãy sử dụng thuốc theo toa hướng dẫn và sự chỉ dẫn của bác sỹ kết hợp ăn uống điều độ. Tập luyện thể dục, thanh lọc cơ thể cũng là một trong những cách giúp bạn nâng cao sức đề kháng. Chúc bạn luôn biết cách tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Theo Khoe.online tổng hợp