Bệnh Lupus ban đỏ có lây không?
Tác giả: uyennguyen
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn nhiễm gây viêm, phù, hủy hoại các mô tế bào và nhiều biểu hiện bệnh đa dạng khác. Do đặc tính thời gian ủ bệnh lâu, có thể kéo dài lên tới vài năm, giai đoạn khởi phát bệnh không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường nên rất khó nhận biết. Do đó nắm rõ một số kiến thức về bệnh Lupus ban đỏ giúp bạn có hướng điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn các đợt bệnh khởi phát, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Vậy Lupus ban đỏ có lây không?
- Bệnh Lupus ban đỏ-căn bệnh nguy hiểm chớ nên coi thường
- Mẹ cần làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ?
- Nổi mẩn ngứa như muỗi đốt là dấu hiệu của bệnh gì?
Dấu hiệu bệnh Lupus ban đỏ
Cũng như nhiều bệnh tự miễn khác, bệnh nhân Lupus ban đỏ sẽ trải qua những đợt bùng phát bệnh đột ngột, sau đó bệnh tự thuyên giảm và phục hồi. Đây chính là nguyên nhân vì sao những dấu hiệu ban đầu của bệnh thường bị bỏ qua. Sau đây là một số dấu hiệu sớm nhất của bệnh Lupus ban đỏ mà bạn có thể tham khảo:
– Mệt mỏi
Theo Trung tâm Lupus Johns Hopkins, khoảng 90% bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ có biểu hiện bệnh là những cơn mệt mỏi, mất ngủ, buồn chán, cơ thể suy nhược.
– Sốt không rõ nguyên nhân
Những cơn sốt nhẹ, trong khoảng 37 đến 38.5 độ C không rõ nguyên nhân, nhất là về chiều là một trong những dấu hiệu viêm nhiễm trùng. Nếu những cơn sốt liên tục xuất hiện rồi biến mất, lặp đi lặp lại nhiều lần thì bạn hãy đến gặp bác sĩ chứ không nên chủ quan tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt tại nhà.
– Rụng tóc
Tóc rụng nhiều từng mảng hoặc rụng từ từ khiến tóc ngày càng mỏng. Đây là một dấu hiệu không nên xem thường vì rất nhiều chị em phụ nữ nhầm lẫn với các bệnh về viêm da đầu hay thay đổi nội tiết tố bên trong.
– Nổi mẫn đỏ
Một trong những đặc trưng của Lupus ban đỏ là vết ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên má, lan rộng ra phần da phần sống mũi. Theo thống kê hơn ¾ bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện này. Bên cạnh đó, Lupus cũng gây ra một số vết sẹo không ngứa trên cơ thể, tình trạng phát ban hay đổi màu da ở ngón tay, chân nhưng thường không phổ biến.
– Các bệnh lý về phổi
Thường là các bệnh lý về viêm phổi, viêm mạch máu, viêm cơ hoành, viêm màng phổi khiến. Theo thời gian, phổi sẽ bị thu nhỏ kích thước hay còn được gọi là hội chứng xẹp phổi khiến người bệnh khó thở, đau ngực.
– Viêm thận
Tình trạng viêm thận ở người bệnh lupus thường nặng hơn so với người bình thường.Theo Hiệp hội Lupus Mỹ, viêm thận thường sẽ phát triển sau 5 năm mắc bệnh lupus với các biểu hiện như sưng phù ở chân, tăng huyết áp. Bạn cũng có thể thấy có máu lẫn trong nước tiểu, tần suất đi tiểu tăng, nước tiểu có màu sẫm hơn.
– Đau, sưng các khớp
Ở giai đoạn khởi phát, đau sưng ở các khớp thường nhẹ nhưng lâu dần sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý các cơn đau thường tự xuất hiện và cũng tự biến mất, sau đó lặp lại chu kỳ như vậy. Trường hợp bạn bị đau xương khớp nhưng các loại thuốc vô hiệu hóa thì cần thăm khám càng sớm càng tốt để chuẩn đoán có phải do lupus gây ra hay không hay chỉ đơn giản là viêm khớp.
– Các vấn đề về tuyến giáp
Những người bị lupus thường ít khi mắc phải các bệnh tự miễn về tuyến giáp. Tuyến giáp là tuyến giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chức năng tuyến giáp kém sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tim, thận và gan. Tình trạng này có thể dẫn đến tăng cân hoặc sụt cân. Các triệu chứng khác bao gồm khô da và tóc, cũng như tâm trạng ủ rũ. Có rất nhiều phương pháp điều trị sẽ giúp quá trình trao đổi chất của bạn diễn ra bình thường.
– Khô miệng, khô mắt
Nếu bạn bị lupus, bạn có thể sẽ bị khô miệng. Mắt bạn cũng có thể sẽ bị cộm và khô. Đó là bởi vị một số người bệnh lupus sẽ phát triển hội chứng Sjogren, một rối loạn tự miễn khác. Hội chứng này sẽ gây rối loạn chức năng các tuyến nước mắt và nước bọt. Trong một số trường hợp, phụ nữ mắc bệnh lupus cũng có thể sẽ bị khô âm đạo. Bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn một số loại thuốc kích thích tiết nước mắt và nước bọt.
– Các bệnh lý về tiêu hóa
Ợ nóng, khó tiêu hay mắc phải một số vấn đề khác về tiêu hóa cũng có thể là một trong những biểu hiện của Lupus ban đỏ nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra.
Bệnh Lupus ban đỏ có lây không?
Lupus ban đỏ không thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm, về bản chất là bệnh tự miễn, do hệ miễn dịch của người bệnh tự sản xuất ra các kháng thể chống lại những cơ quan trên cơ thể. Vì vậy bệnh không có khả năng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Tuy nhiên theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, yếu tố di truyền học là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu, do vậy nếu trong gia đình bạn đã có người từng mắc căn bệnh này thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần. Ngoài ra, các yếu tố khác như môi trường, nhiễm khuẩn, nhiễm chất độc hại, ánh nắng mặt trời hay thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây ra bệnh.
Đối tượng dễ mắc phải bệnh này thường là phụ nữ ( 15 – 55 tuổi). Theo ước tính cứ 10 người bị lupus ban đỏ thì có 9 bệnh nhân là nữ. Bên cạnh đó những người gốc Phi, gốc châu Á, Tây Ban Nha, thổ dẫn Mỹ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với những khu vực khác.
Người mắc bệnh sẽ sống được bao lâu
Thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào độ tuổi bệnh khởi phát, phất hiện bệnh sớm hay muốn, điều trị có đúng cách hay không, diễn biến bệnh như thế nào qua từng đợt điều trị. Có nhiều trường hợp, bệnh nhân chỉ sống sau vài tháng khi điều trị nhưng cũng có trường hợp vài năm.
Mang thai mắc Lupus ban đỏ có nguy hiểm không?
So với người bình thường, hệ miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường yếu hơn rất nhiều, vì vậy nếu bà bầu mắc phải lupus ban đỏ thì bệnh sẽ nặng hơn. Theo thống kê tỉ lệ tử vong ở những thai phụ bị lupus ban đỏ lên tới 30 – 40%. Khoảng 60% phụ nữ có thai mắc bệnh vẫn sinh đẻ bình thường nhưng em bé sinh ra có trọng lượng rất thấp, đẻ non ( tuần 32), dễ mắc các bệnh như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Cũng chính vì đó mà trước đây các chuyên gia khuyên 3 không đối với phụ nữ bị lupus ban đỏ là không nên lập gia đình, nếu lập gia đình không nên có thai, khi có thai không nên sinh em bé ra.
Nếu đang trong giai đoạn bệnh khởi phát thì không nên có thai vì không chỉ khiến thai nhi dễ tử vong mà còn khiến bệnh của mẹ tiến triển nhanh hơn. Khi đã điều trị bệnh ổn định và duy trì trong 06 tháng đến 01 năm thì phụ nữ mắc bệnh có thể có thai và sinh em bé bình thường. Trong quá trình mang thai cần tránh căng thẳng, tránh ánh sáng gay gắt, lưu ý không lạm dụng thuốc động kinh, co giật, kháng sinh, cao huyết áp…Đồng thời nên tái khám theo định kỳ để bác sĩ theo dõi, chuẩn đoán và dự kiến tình hình phát triển bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là giải đáp Lupus ban đỏ có lây không cùng các dấu hiệu của bệnh. Mặc dù bệnh Lupus ban đỏ không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu phát hiện kịp thời và sớm điều trị, đúng phương pháp. Bên cạnh đó gia đình người bệnh nên tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh giúp họ chống chọi với căn bệnh nguy hiểm này.
Theo Khoe.online tổng hợp