Siêu âm tim là gì? Khi nào nên đi siêu âm tim?
Tác giả: Phan Duong
Số người tử vong vì mắc bệnh tim mạch đang ngày càng gia tăng. Thông thường, ở giai đoạn đầu, những triệu chứng bệnh tim mạch thường không rõ ràng, diễn biến âm thầm nên rất khó nhận biết. Vì thế, mọi người nên chủ động siêu âm tim mạch nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau tức ngực, tim đập nhanh, khó thở, da tím tái… Vậy siêu âm tim là gì? Khi nào nên đi siêu âm tim?
1. Siêu âm tim là gì?
Siêu âm tim là một trong những phương pháp hiện đại dùng để kiểm tra và phát hiện những bất thường ở tim bằng sóng siêu âm tần số cao. Từ đó, giúp bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh lý qua các hình ảnh động và cấu trúc tim. Kỹ thuật này không gây đau đớn và rất hiếm xảy ra tác dụng phụ.
Siêu âm tim là kỹ thuật dùng để kiểm tra sức khỏe tim mạch
Với kỹ thuật siêu âm tim, bác sĩ có thể quan sát và phát hiện những biểu hiện bất thường khi tim hoạt động. Cụ thể, siêu âm tim sẽ biết được:
- Hình dạng, kích thước tim và thành tim.
- Sức bơm, chuyển động bơm của tim và thành tim.
- Trạng thái hoạt động của van tim.
- Kiểm tra van tim có bị hẹp không, có bị hở van tim không.
- Xung quanh cơ tim, van tim, mạch máu có hình thành khối u hay khối viêm nhiễm không.
- Một số phương pháp siêu âm tim thường thấy như:
- Siêu âm tim qua thực quản.
- Siêu âm Doppler.
- Siêu âm 3D.
- Siêu âm tim gắng sức.
- Siêu âm tim thai.
- Siêu âm tim qua thành ngực.
2. Ý nghĩa của siêu âm tim trong khám tim mạch
Siêu âm tim giúp bác sĩ sớm phát hiện những bệnh lý phức tạp về tim mạch, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Một số bệnh lý tim mạch thường gặp như:
- Bệnh hẹp van tim: Hẹp van tim xảy ra khi những lá van dày lên, xơ cứng và dính lại với nhau khiến lá van biến dạng, không thể mở ra hoàn toàn. Thông thường, hẹp van tim xuất hiện ở van 2 lá và 3 lá. Nếu van động mạch chủ hẹp thì sẽ đi kèm với hở van tim.
- Bệnh hở van tim: Hở van tim là tình trạng van tim bị tích tụ canxi trở nên cứng và hẹp, không đóng mở nhịp nhàng cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó, máu không đủ đi khắp cơ thể và tim phải co bóp mạnh hơn.
- Bệnh tim bẩm sinh: Bệnh tim này thường gặp ở trẻ sơ sinh. Sau khi chào đời, bé thở khò khè hoặc thở nhanh, cơ thể tím tái, viêm phổi thường xuyên. Nếu bé không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường.
- Kích thước tim thay đổi thất thường: Trường hợp kích thước cơ tim và buồng tim tăng lên thất thường có thể do huyết áp cao hoặc một số bệnh như bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh tuyến giáp…
- Tràn dịch màng tim: Tràn dịch màng tim là tình trạng dịch màng tim bị phong tỏa hoặc khoang màng tim có máu và có nguy cơ gây ra viêm màng ngoài tim. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tràn dịch màng tim có thể gây suy tim và tử vong.
Siêu âm tim giúp bác sĩ theo dõi chuyển biến bệnh lý tim mạch trong quá trình điều trị. Đồng thời để kiểm tra sự phù hợp của tim với những phương pháp điều trị khác nhau.
3. Những dấu hiệu cảnh báo bạn cần siêu âm tim
Bệnh nhân tim mạch có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện siêu âm tim để kiểm tra và theo dõi. Nhưng đối với những trường hợp chưa được chẩn đoán tim mạch, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau thì hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để tránh trường hợp không mong muốn:
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
- Khó thở, tức ngực.
- Tim đập loạn nhịp, lúc nhanh lúc chậm.
- Khi bác sĩ khám tim bằng ống nghe hoặc thực hiện xét nghiệm máu liên quan đến tim và phát hiện những biểu hiện bất thường.
- Khi hoạt động nặng thấy tim đập nhanh, mạnh, nghẹn lại gây khó thở.
- Gia đình có người mắc bệnh tim.
- Cảm thấy buồn nôn, đau tức lồng ngực, hụt hơi khi đang ngồi.
- Xuất hiện triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim: Đau ở hàm, cổ, vai trái, cánh tay, lưng.
Khi tim có những biểu hiện bất thường, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ
4. Những lưu ý khi siêu âm tim
Khác với siêu âm thông thường, siêu âm tim không yêu cầu bệnh nhân có chuẩn bị đặc biệt nào trước khi thực hiện. Trước khi siêu âm, người bệnh nên cởi áo để bác sĩ dễ dàng dùng đầu dò có sóng siêu âm di chuyển trên da qua ngực hướng về tim. Riêng đối với siêu âm thực quản hoặc siêu âm gắng sức, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không ăn uống trước vài giờ.
Siêu âm tim được tiến hành trung bình từ 15-30 phút và bệnh nhân có thể nằm nghiêng bên trái theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, mỗi phương pháp siêu âm tim sẽ có công dụng khác nhau, cụ thể:
- Siêu âm gắng sức: Siêu âm gắng sức là phương pháp chẩn đoán tối ưu nhằm phát hiện bệnh mạch vành. Bác sĩ có thể cho người bệnh uống thuốc để tim đập nhanh và mạnh hơn khi tiến hành đo điện tim. Sau khi hoàn thành siêu âm, bệnh nhân thường gặp phải vấn đề liên quan đến huyết áp hoặc oxy cung cấp đến tim bị giảm khi đang thực hiện.
- Siêu âm Doppler: Siêu âm Doppler thực hiện ở những bệnh nhân có bệnh lý van tim, triệu chứng thiếu máu cục bộ tim, rối loạn nhịp tim, cảm thấy đau ngực, khó thở…
- Siêu âm qua thực quản: Siêu âm tim qua thực quản là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm để phát hình ảnh chi tiết của mạch máu ở tim và trái tim. Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá được kích thước và độ dày thành tim, hoạt động bơm máu ở tim, kiểm tra van tim… Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị đau cổ họng trong vài giờ.
Siêu âm tim thông thường không có xâm lấn, không đau và không để lại biến chứng.
Nếu bác sĩ sử dụng điện cực theo dõi điện tim thì bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu sau khi tháo bỏ băng dính trên các điện cực gắn trên ngực.
Thông thường, sau khi thực hiện siêu âm tim thì người bệnh vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Trừ trường hợp kết quả siêu âm bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện tiếp một vài xét nghiệm để việc theo dõi và điều trị thuận lợi hơn.
Bệnh lý về tim mạch thường diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tính mạng của con người. Điều trị bệnh tim mạch sẽ mất nhiều chi phí và thời gian nếu bệnh trở nặng. Vì thế, mọi người nên theo dõi sức khỏe tim mạch định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Để kiểm tra sức khỏe tim mạch, bạn có thể đăng ký gói khám tại Phòng khám Quốc tế Careplus. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn theo dõi, nhận biết những vấn đề về tim sớm nhất.