Bệnh bại não ở trẻ – Cách nhận biết và phòng ngừa
Tác giả: huong
Bệnh bại não là một trong những dạng tàn tật có tỷ lệ cao nhất ở trẻ em. Bé trai có tỷ lệ mắc bệnh bại não cao hơn bé gái. Vai trò của cha mẹ luôn đặt lên hàng đầu trong việc công tác điều trị cũng như phòng ngừa bệnh bại não ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh bại não ở trẻ
Đối với trẻ sơ sinh
– Bé hay bị sặc sữa, lè lưỡi hoặc rụt lưỡi vào trong.
– Biến dạng hộp sọ, đầu của bé to quá cỡ hoặc ngày càng to hoặc thóp, nhọn.
– Cổ mềm rũ, các khớp cơ yếu, co cứng.
– Bé bị dị dạng ở cột sống, thoát vị tủy sống.
– Rối loạn về tâm thần: quấy khóc suốt đêm, kém linh hoạt.
– Khả năng bú, mút cũng đều rất kém, hay bị sặc sữa, lè lưỡi ra ngoài hoặc rụt lưỡi vào trong.
Đối với trẻ nhỏ
– Dáng đi lệch, hai đầu gối khép chặt, co cứng cơ.
– Nhận thức kém, chậm nói, chậm đứng hoặc chậm đi, đi lạch bạch, run rẩy, xiêu vẹo, không thể ngồi xổm.
– Thị lực suy giảm, thính lực hạn chế.
– Hành vi bất thường: có khi kích động thái quá nhưng cũng có cảm giác yếu đuối, tự kỷ.
Nguyên nhân bệnh bại não ở trẻ
Bệnh bại não ở trẻ là do những tổn thương xảy ra trong não bộ. Nhiễm khuẩn não và chấn thương vùng đầu là nguyên nhân phổ biến nhất.
– Nhiễm trùng trong thai kỳ: Khi phụ nữ có thai mắc các bệnh Rubella, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng sinh dục, hệ tiết niệu…gây nên chứng bại não ở trẻ khi sinh ra.
– Thiếu khí não bào thai xảy ra trong quá trình bóc tách khỏi thành tử cung. Từ đó làm giảm lượng oxy cần thiết cho bào thai. Ngoài ra, trẻ bị ngạt trong quá trình sinh ra cũng có thể gây bệnh bại não hoặc tử vong.
– Trẻ sinh thiếu tháng hoặc sinh non thường gặp nhiều nguy cơ bị bại não nhiều hơn trẻ bình thường gấp 30 lần. Tỷ lệ này còn cao hơn khi trẻ được sinh ra trước 28 hoặc trước 32 tuần thai.
– Các bệnh về máu như: xuất huyết não, rối loạn chức năng đông máu, bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và bé…
Phương pháp điều trị bệnh bại não
1. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một phương pháp khá hiệu quả đối với chứng bại não ở trẻ. Tỷ lệ trẻ nhỏ trở lại bình thường sau tập luyện khoảng 20% và đến 60% trẻ có thể phát triển được kỹ năng tự chăm sóc mình.
Trong đó, châm cứu là phương pháp luôn được đánh giá cao. Bằng các phương pháp điện châm hoặc thủy châm có thể tác động và kích thích các huyệt mạch, thông kinh, dưỡng khí. Kết hợp với châm cứu, chúng ta nên áp dụng bấm huyệt, xoa bóp, massage để trẻ sớm bình phục.
2. Tiêm thuốc trị rối loạn
Hiện nay, ở một số bệnh viện lớn, các bác sĩ đã tiến hành sử dụng thuốc tiêm Toxin Botulinum tuýp A để điều trị rối loạn vận động cho trẻ nhỏ. Loại thuốc này có hiệu quả với trẻ em dưới 7 tuổi. Nó giúp làm giảm các cơn đau, giảm nhiễm trùng, lỡ loét. Với phương pháp tiêm thuốc này, trẻ sẽ gia tăng tầm vận động, các cơ và chi linh hoạt hơn. Mỗi đợt tiêm thuốc có thể kéo dài từ 3 đến 4 tháng.
3. Phương pháp “Mũ lạnh”
“Mũ lạnh” là cách điều trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị thiếu dưỡng khí. Nó giúp hạ thấp nhiệt độ xuống 35 độ C trong não giúp trẻ giảm các nguy cơ bại não. Người ta đã tiến hành thử nghiệm đầu tiên ở 218 trẻ sơ sinh ở Úc. Kết quả khoảng 45% trẻ sống được và não không bị hư hại.
Cách phòng ngừa bệnh bại não
– Khi có thai, các bà mẹ tuyệt đối không nên dùng các chất kích thích và chất gây nghiện.
– Để tránh nhiễm các loại virus, vi khuẩn, các bà mẹ nên cải thiện điều kiện sống, tuyệt đối không được để cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi.
– Khi thai kỳ ở tháng thứ 8, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để bổ sung vitamin K.
– Hãy đưa trẻ tiêm chủng theo đúng lịch trình, nhất là các bệnh về viêm não, màng não.
Khi sinh con, cha mẹ nào cũng mong muốn con mình khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Thế nhưng có nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh bại não lại là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ. Vì vậy việc phát hiện và có cách phòng ngừa ngay từ đầu là việc rất cần thiết của cha mẹ.
Theo Khoe.online tổng hợp