Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ
Tác giả: huong
Thiểu năng trí tuệ được hiểu là tình trạng tâm thần và hệ thống não bộ của trẻ phát triển không được bình thường. Chứng bệnh này khiến trẻ không có đủ khả năng hình thành đủ các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, cũng như tư suy bị ảnh hưởng mạnh mẽ về sau. Có nhiều mức độ khác nhau của tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ. Cha mẹ cần quan tâm và nhận biết các dấu hiệu thiểu năng trí tuệ ở trẻ nếu có, để có những biện pháp chữa trị, giảm thiểu tình trạng thiểu năng ở trẻ kịp thời.
1. Thiểu năng trí tuệ ở trẻ là gì?
Thiểu năng trí tuệ hay chậm phát triển trí tuệ là một dạng khiếm khuyết phát triển trí não, phát triển tinh thần dưới mức trung bình ở trẻ. Tình trạng thiểu năng trí tuệ khiến trẻ không có đủ khả năng học tập, phát huy các kỹ năng xã hội nhanh chóng cũng như không sở hữu được tư duy học tập, tiếp thu hiệu quả như các bạn bè đồng trang lứa.
Mức độ thiểu năng trí tuệ còn phụ thuộc vào sự phát triển trí não ở trẻ từ nhẹ cho đến trầm trọng, và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập xã hội sau này ở trẻ.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ
Giai đoạn trí tuệ đang hình thành từ 1-3 tuổi, trẻ có nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ và ngày càng biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn trưởng thành, học tập và tiếp thu cái mới.
Có nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ. Đầu tiên phải kể đến là những yếu tố tác động trong quá trình mang thai và sau khi sinh, mẹ khi mang thai tiếp xúc với các loại hóa chất.
Những nguyên nhân về mặt sức khỏe, do trẻ mắc một số chứng bệnh nặng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ như tai nạn chấn thương, bệnh suy giáp, thiểu năng tuyến giáp, sốt cao và ảnh hưởng não…
Bên cạnh đó, những nguyên nhân di truyền, khiếm khuyết nhiễm sắc thể gây ra các loại hội chứng như hội chứng Down, hội chứng rượu bào thai, hội chứng nhiễm sắc thể X, gien, dị tật bẩm sinh… cũng được xác định là nguyên nhân khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ.
3. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ
Tình trạng thiểu năng trí tuệ sẽ có những phát triển nhẹ hoặc nghiêm trọng tăng dần do những tác động của môi trường xung quanh. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu thiểu năng giúp cha mẹ có thể kịp thời chữa trị, uốn nắn cho trẻ từ nhỏ.
Những dấu hiệu có thể nhận thấy:
– Ngoại hình
Với hội chứng down, cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy thông qua những biểu hiện ngoại hình như mũi tẹt, miệng hay há, khoảng cách 2 mắt khá rộng, 2 mắt xếch lên, dáng người khá mập và gù lưng.
Từ 6 tháng tuổi, vòng đầu vẫn nhỏ hơn 43 cm, trán hẹp, đầu hơi dẹt.
– Hành động, biểu hiện cử chỉ và thái độ
Lúc mới sinh thường chỉ có tiếng khóc yếu tớt, da tím tái. Từ 6 tháng tuổi vẫn lặng lẽ, ít khi cử động nhiều và hay khóc, tiếng khóc nghe yếu.
Khi bế người thường hay đơ, duỗi thẳng người chứ không có phản xạ co người và hướng về phía ngực mẹ nếu được mẹ bế. Trẻ sau 7 tháng tuổi vẫn chưa biết nhai, đồ ăn thường ngậm trong miệng. 2 chân thường hay bắt chéo khi đứng lên, khó khăn khi đi lại, chạy nhảy thường vấp té, tay chân lóng ngón khi vận động, không linh hoạt.
Không ý thức được hành vi của bản thân, có những hành động bất thường.
– Khả năng tiếp thu, học tập và nhận thức của trẻ
Luôn ở trong trạng thái thụ động, ngồi hoặc nằm một chỗ. Đến 3 tháng tuổi vẫn không biết cười đùa, đáp lại khi được hỏi. Từ 4 tháng tuổi không có các phản ứng với âm thanh như kèn, trống, chuông..
Thời gian học đi, học nói rất chậm, diễn ra trong thời gian kéo dài và đòi hỏi cha mẹ phải tốn nhiều công sức dạy dỗ.
Khả năng ghi nhớ, phát triển trí tuệ kém hơn trẻ cùng độ tuổi. Khi đi học, việc học đếm, ghi nhớ mặt chữ thường rất chậm, khả năng nhận biết màu sắc và các sự vật, sự việc kém.
Thiếu tò mò, không có khả năng quan sát, học tập. Kém thích nghi khi gặp tình huống mới, môi trường mới.
4. Nên làm gì khi thấy trẻ có các biểu hiện thiểu năng trí tuệ
Việc phát hiện sớm tình trạng thiểu năng trí tuệ, có những biện pháp áp dụng, chữa trị cho trẻ sẽ giúp phục hồi khả năng phát triển trí tuệ ở trẻ tốt hơn. Ư
– Đưa trẻ đến các chuyên khoa tâm lý, tâm thần để được các bác sĩ tâm lý tư vấn cho giải pháp chăm sóc, dạy dỗ trẻ thiểu năng phù hợp.
– Luôn quan tâm, chăm sóc và lưu ý đến mọi hành vi của trẻ. Khuyến khích trẻ học tập dù có khó khăn, tin tưởng trẻ sẽ vượt qua được dù tốn thời gian.
– Với trẻ có mức độ thiểu năng nhẹ, có thể cho trẻ theo học từ các lớp mẫu giáo, tiểu học rồi lên dần dù có tốn thời gian, và không nhận được những kết quả học tập tốt nhất từ ban đầu.
Quan sát các biểu hiện của trẻ ngay từ những tháng đầu đời để có thể phát hiện kịp thời tình trạng thiểu năng của trẻ nếu có. Cập nhật những kiến thức chăm sóc cho trẻ nhỏ hiệu quả, để có thể áp dụng phương pháp chăm sóc, kích thích phát triển trí tuệ của trẻ tốt nhất.
Theo khoe.online tổng hợp