Trẻ bị đau đầu và những điều cần biết
Tác giả: sites
Đau đầu là một biểu hiện thông thường mà cả người lớn và trẻ em đều gặp phải. Đôi khi những cơn đau đầu là dấu hiệu báo động cho những bất thường của sức khỏe, đặc biệt là những căn bệnh nguy hiểm . Khi trẻ bị đau đầu, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan và bỏ qua những triệu chứng này. Vì thế trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ sẽ giúp cha mẹ chủ động phát hiện, theo dõi và xử lý kịp thời để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ trẻ tốt hơn.
Trẻ bị đau đầu có những dạng nào?
Những triệu chứng đau đầu ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, người ta tổng hợp thành hai dạng chính sau đây:
- Đau đầu cấp tính: đây là dạng khởi phát bởi các bệnh lý cấp tính do vi sinh vật gây nên như nhiễm trọng, viêm amidan cấp, viêm họng, viêm tai, viêm xoang cấp, nghiêm trọng hơn là sốt xuất huyết, viêm màng não…
- Dạng thứ hai là đau đầu tái phát: biểu hiện bởi triệu chứng đau nửa đầu, lặp đi lặp lại và âm ỉ suốt ngày hoặc nhói lên từng cơn.
Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ
- Do nhiễm siêu vi, nhiễm trùng: như đã trình bày ở dạng đau đầu cấp tính, trẻ bị đau dầu do viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng cấp… các triệu chứng kèm với đau đầu thường là sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau tai, ho nhiều.
- Đau đầu do chấn thương: Những chấn thương đầu ở mức nhẹ có thể gây choáng váng, nôn mửa. Đau đầu kéo dài nhưng ở mức độ nhẹ không kèm theo các biến chứng nghiêm trọng như co giật, yếu liệt chi…
- Nhiễm trùng não, màng não, u não: những biến chứng nghiêm trọng của đau đầu và đi kèm với cả các triệu chứng thần kinh.
- Trẻ bị đau đầu có thể do nguyên do bởi tâm lý: giống như người lớn khi tình trạng tâm lý căng thẳng, stress do các vấn đề ở nhà hay ở trường có thể gây ra những ức chế tâm lý dẫn tới đau đầu.
- Đau đầu có cả yếu tố di truyền. Khi cha mẹ bị chứng đau đầu, đau từng cơn, chóng mặt, nôn ói thì tỉ lệ cao trẻ cũng sẽ mắc chứng tương tự và cần điều trị tích cực nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên.
Để xác định được chính xác nguyên nhân để tìm điều trị hiệu quả các triệu chứng trẻ bị đau đầu thì cần được chuẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàn bởi bác sĩ. Với các biểu hiện nghiêm trọng về thần kinh hay đau đầu dữ dội cần thiết phải chụp MRI chuẩn đoán. Để điều trị hiệu quả ngoài dùng thuốc còn cần kết hợp với cả các biện pháp tâm lý trị liệu, giảm các nguyên nhân khiến trẻ bị stress, ức chế tâm lý.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau đầu?
Khi trẻ có những biểu hiện đau đầu cha mẹ cần phát hiện sớm và có những xử lý kịp thời, một số lưu ý cần thực hiện như sau:
- Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, phòng trường hợp các cơn đau đầu có thể dẫn đến việc sốt cao, co giật gây nguy hiểm.
- Để làm dịu cơn đau đầu tạm thời cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện xoa bóp, chườm khăn mát vùng trán.
- Cha mẹ có thể chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu của trẻ để thuận tiện hơn trong việc điều tri như trẻ có ăn gì bất thường không, những việc như nghe điện loại lâu, chơi máy tính cũng có thể là nguyên nhân, ngoài đau đầu thì còn những triệu chứng nào khác như mỏi cổ, mỏi mắt, đau bụng, sổ mũi…
- Với những biểu hiện đau đầu dữ dội, kéo dài kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như co giật, sốt cao, nôn mửa cần nhanh chóng đưa bé đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Tuyệt đối không tự điều trị đau đầu cho trẻ bằng việc cho uống thuốc giảm đau khi chưa biết nguyên nhân. Cha mẹ không nên chủ quan vì cơn đau đầu của trẻ có thể do những nguyên nhân khác nhau và biểu hiện tình trạng sức khỏe của trẻ, có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm nếu không được đánh giá chính xác và điều trị an toàn.
Để chăm sóc tốt cho sức khỏe của con trẻ, điều quan trọng là cha mẹ phải luôn quan tâm và theo dõi sát sao tình trạng của con để kịp thời phát hiện ra những bất thường để chủ động xử lý. Với những kiến thức đã chia sẻ hy vọng cha mẹ phần nào đã trang bị cho mình những lưu ý cần thiết, chúc cha mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Theo Khoe.online tổng hợp