Trẻ sơ sinh ít ngủ có nguy hiểm hay không?

Tác giả: huong

Đối với con người, một ngày cần được ngủ ít nhất 8 tiếng để não bộ có thời gian nghỉ ngơi và đủ sức hoạt động cho ngày hôm sau. Trẻ sơ sinh thậm chí còn cần ngủ đủ từ 18-20 tiếng mỗi ngày, để có thể phát triển khỏe mạnh, tăng cân và khôn lớn. Nhiều vị phụ huynh cho biết con mình thường ngủ ít hơn và hay ngọ nguậy khi ngủ, mặc dù cơ thể không có điều gì bất thường và vẫn tăng cân đều đặn. Vậy trẻ sơ sinh ít ngủ có thực sự nguy hiểm? Và mẹ nên làm gì để trẻ ngủ được đủ giấc?

Trẻ sơ sinh ít ngủ

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thông thường giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không sâu và ngắn, nên hay gián đoạn. Do vậy bạn sẽ thấy tình trạng đôi khi ngủ trẻ thường hay la khóc và trở lại giấc khi được dỗ dành. Một ngày của trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi cần được ngủ đủ từ 16-10 tiếng để đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Những biểu hiện đôi khi trẻ sơ sinh ngủ ít hơn bình thường nhưng vẫn bú đều đặn, tăng cân ổn định thì sẽ không có gì đáng lo ngại. Tuy vậy trường hợp vào ban đêm trẻ sơ sinh ít ngủ, trăn trọc, la khóc giữa đem và đổ mồ hôi trộm thì có thể trẻ đang thiếu vitamin D và cần được mẹ bổ sung thêm.

Trẻ sơ sinh ít ngủ hoàn toàn không tốt, song việc cho ngủ quá nhiều cũng không hề có lợi. Nếu để trẻ ngủ liên tục hơn 5 tiếng mà không cho bú, có thể trẻ sẽ vô tình rơi vào trạng thái hôn mê do đói nên cần hết sức lưu tâm.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít, và lý do thiếu vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra một số nguyên nhân sau đây mẹ cũng có thể đoán ra khi thấy trẻ có các dấu hiệu ngủ ít:

– Do trẻ đói, giấc ngủ bị gián đoạn

Dạ dày của trẻ sơ sinh đang còn rất nhỏ, do đó khi bú mẹ chỉ nên cho trẻ hấp thu một lượng sữa vừa phải và cho bú tiếp từ 2-2,5 tiếng tiếp theo khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn. Từ đó hình thành nên thói quen ngủ ít.

– Do giật mình

Đôi khi ngủ trẻ sơ sinh cũng có thể mơ và giật mình, do vậy giấc ngủ theo đó bị gián đoạn và trẻ khó có thể trở về giấc nhanh chóng.

– Do nơi trẻ sơ sinh ngủ không đảm bảo

Do nôi của trẻ sơ sinh, giường ngủ không được thoải mái, chất liệu chăn nệm quá nóng hoặc chật, nệm quá cứng. Chỗ trẻ nằm có nhiều ánh sáng, ồn ào, không thoáng mát khiến giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng, lâu dần thành thói quen ngủ ít.

– Trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Một số trường hợp trẻ sơ sinh giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi mắc phải triệu chứng rối loạn giấc ngủ, khiến trẻ không thể ngủ sâu giấc, dễ thức. Tuy vậy hiện tượng này có thể giảm dần ở các tháng tiếp theo, và chế độ ăn ngủ của trẻ sẽ ổn định lại như cũ.

– Trẻ bị thiếu một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Một số trường hợp trẻ bị thiết các chất sắt, canxi, kẽm… khiến sức khỏe không ổn định, gây nên trạng thái ngủ tỉnh giấc, ngủ không sâu giấc từ đó khiến trẻ ngày càng ngủ ít, trạng thái la khóc nhiều do cơ thể bứt rứt, khó chịu.

3. Cách chăm sóc giúp trẻ ngủ ngon hơn

Trẻ sơ sinh ít ngủ

– Đảm bảo nơi ngủ của trẻ luôn thoải mái

Chuẩn bị những loại chăn nệm có chất liệu thoáng mát, êm dịu, sạch sẽ để trẻ có cảm giác ngủ ngon hơn. Do trong giai đoạn sơ sinh, làn da của trẻ đang rất nhạy cảm với những nguy cơ dị ưng viêm da, nơi ngủ của trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, khử trùng cẩn thận.

Chỉ chọn những nơi đặt nôi có ánh sáng dịu nhẹ, không quá tối và yên tĩnh, nhiệt độ ổn định từ 27-28 độ C, tránh để những tiếng ồn và nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến trẻ thức giấc đột ngột.

– Luôn đảm bảo cơ thể trẻ được khô ráo, ấm áp khi ngủ

Cơ thể trẻ đôi khi hay ra mồ hôi trộm khiến cơ thể nhờn rít, hăm khó chịu. Luôn làm sạch cơ thể trẻ với khăn ấm nhẹ, mặc những loại quần áo chất liệu thoáng mát 100% cotton để trẻ luôn có cảm giác thoải mái nhất khi ngủ.

Mẹ nên kiểm tra tình trạng tả của trẻ thường xuyên, nếu trẻ tè ướt khiếm bỉm nặng và khó chịu, trẻ sẽ không thể nào ngủ yên được.

– Cho trẻ bú đủ no trước khi đi ngủ

Trong giai đoạn sơ sinh, dạ dày của trẻ thường khá nhỏ nên mẹ hãy luôn đảm bảo cho trẻ đủ vừa đủ no trước khi đi ngủ, tránh để tình trạng bú quá ít trẻ sẽ nhanh đói và thức giấc sớm hơn. Việc giấc ngủ bị gián đoạn và thức giấc nhiều lần sẽ hình thành thói quen ngủ ít ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.

– Dỗ dành và ru cho trẻ ngủ khi thức giấc giữa đêm

Đôi khi trẻ thường thức giấc đột ngột vào giữa đêm và la khóc nhiều, mẹ nên nhanh chóng dỗ dành, ru cho trẻ lại giấc. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ không vì lý do gì mà tự thức giấc, khi tỉnh dậy do không cảm nhận được có người thân xung quanh trẻ sẽ tỏ ra lo sợ và la khóc nhiều.

– Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trẻ

Cung cấp chế độ ăn dặm nhiều thực phẩm giàu vitamin để trẻ có đầy đủ dinh dưỡng, loại bỏ tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Mẹ nên quan sát giấc ngủ của trẻ thường xuyên, lưu ý xem liệu có phái trẻ sơ sinh ít ngủ hay không. Nếu tình trạng này kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp cải thiện, mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có những lời khuyên tốt nhất.

Theo khoe.online tổng hợp