Trẻ sơ sinh hay giật mình có phải là triệu chứng đáng lo?

Tác giả: huong

Nhiều bà mẹ cho biết trong giai đoạn từ 1-2 tháng tuổi thường thấy trẻ sơ sinh có những biểu hiện khó ngủ, ngủ ít và ngủ hay giật mình đôi khi la khóc giữa đêm. Biểu hiện này thường đi ngược lại với những đặc điểm ngủ nhiều ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn các tháng tuổi đầu tiên. Vậy trẻ sơ sinh hay giật mình có thật sự đáng lo ngại? Cùng tìm hiểu thêm nhé.

Trẻ sơ sinh hay giật mình

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, quay trở, ngủ không yên giấc, hay đạp chăn. Một số lý giải được áp dụng dựa theo dân gian, truyền miệng hoặc lý giải theo khoa học. Trong đó những nguyên nhân phổ biến thường được nhắc đến nhiều nhất là:

– Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, cơ thể thường hay mỏi nên hay vặn mình, rướn mình hoặc mơ nhiều khiến trẻ hay giật mình.

– Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên chưa quen với môi trường sống bên ngoài, khiến trẻ ngủ chưa thực sự an giấc, hay vặn vẹo, khuyu tay chân khi ngủ.

– Một số nguyên nhân truyền miệng là do lớp lông mang dưới lưng trẻ chưa được vệ sinh sạch sẽ, khiến trẻ thường ngứa ngáy, khó ngủ, ngủ không sâu khiến trẻ hay giật mình.

– Trẻ sơ sinh hay giật mình do hội chứng sợ hãi về đêm, đây là triệu chứng xuất hiện ở trẻ từ 7-9 tháng tuổi với những biểu hiện đang ngủ thì ngồi dậy la khóc, cần được cha mẹ dỗ dành mới có thể yên giấc trở lại.

– Theo các bác sĩ, nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ còn do vấn đề thiết hụt canxi, khiến trẻ hay rướn người, vặn người và gồng khi ngủ, đột ngột giật mình tỉnh giấc và hay khóc vào giữa đêm.

2. Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia cho biết, một ngày trẻ sơ sinh cần ngủ từ 16-20 tiếng mỗi ngày. Tuy vậy giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường ngắn, không sâu và hay thức trở lại sau mỗi 2-3 tiếng. Lý do trẻ tỉnh lại thường là vì đói, muốn bú bởi sữa mẹ thường khá nhẹ, dạ dày của trẻ lại nhỏ nên lượng sữa hấp thu mỗi lần bú không nhiều khiến trẻ thường đói nhanh. Bên cạnh đó những vấn đề như ướt tả, cơ thể khó chịu hay mơ giật mình cũng khiến trẻ tỉnh lại nhanh.

Trẻ sơ sinh hay giật mình

Đối với tình trạng khi ngủ trẻ sơ sinh hay giật mình, ngủ ít nhưng vẫn bú đủ và tăng cân đều đặn thì các mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Đây chỉ là tình trạng tạm thời ở trẻ trong giai đoạn các tháng đầu tiên và sẽ biến mất dần khi trẻ được nhiều tuổi hơn.

Tuy vậy việc mất ngủ, ngủ ít kèm theo những biểu hiện không tăng cân, giảm cân, lười bú… lại là một vấn đề đáng lo ngại, cần được cha mẹ quan tâm kịp thời bởi việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thần kinh của trẻ.

3. Cha mẹ nên làm gì khi thấy trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ

Từ những nguyên nhân tác động bên ngoài và bên trong cơ thể, thật khó để các định lý do khiến trẻ hây giật mình và tìm ra cách chữa trị phù hợp. Tuy vậy những biện pháp sau đây cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ để giảm thiểu tình trạng khó ngủ, ngủ quay trở, hay giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh:

– Cho bé tắm nắng thường xuyên để cung cấp, tăng cường lượng canxi cần thiết, hấp thu vitamin D cho cơ thể trẻ sơ sinh. Giờ tắm nắng tốt nhất là từ 7 giờ 30 đến 8 giờ sáng, với điều kiện thời tiết ấm áp nắng đẹp và cho bé phơi nắng từ 10 đến 15 phút là vừa đủ.

– Cho bú đủ, tăng cường lượng sữa mẹ hơn là dùng sữa công thức để trẻ có đủ dưỡng chất phát triển và mang lại sự an toàn cho hệ tiêu hóa.

– Điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng trong phòng ngủ. Nhiệt độ tốt nhất là từ 27-28 độ C, với ánh đèn nhẹ, không quá sáng hoặc quá tối.

– Có thể ru bé ngủ trên vòng tay mẹ, khi bé chìm vào giấc thì đưa về nôi nhưng vẫn giữ nhẹ 2 tay khoảng 2-3 phút rồi hạ dần để tránh làm trẻ tỉnh giấc đột ngột.

– Canh thời gian trẻ tỉnh lại và cho bú liền, để bé cảm thấy no và trở lại giấc nhanh chóng.

– Khi trẻ giật mình do gặp ác mộng, la khóc, cha mẹ có thể trấn an bé bằng việc vỗ nhẹ vào phần ngực theo nhịp. Lưu ý là rất nhẹ như chạm vào chứ không giữ tay lâu trên ngực trẻ sơ sinh.

– Cuộn chăn kĩ hơn, tránh để trẻ bị lạnh, giật mình quay trở khiến chăn bị bung sẽ rất dễ bị nhiễm cảm cúm.

– Trường hợp trẻ giật mình, quay trở kèm theo phát ra những tiếng động lạ khi thở, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ bởi nguy cơ trẻ vị viêm phổi, viêm phế quản là rất lớn.

– Đưa trẻ đi khám bác sĩ, đặc biệt là kiểm tra chức năng não ngay nếu tình trạng giật mình vẫn kéo dài và áp dụng các biện pháp khác vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Thường xuyên quan sát trẻ khi ngủ, khi thấy trẻ sơ sinh giật mình, cha mẹ cần lưu tâm hơn và có những biện pháp chăm sóc kĩ càng, đặc biệt là biết cách trấn an trẻ khi ngủ tốt nhất. Hỏi ý kiến bác sĩ và đưa trẻ đến để được chuẩn đoán một cách chính xác nhất.

Theo khoe.online tổng hợp