Những điều nên làm khi trẻ bị rôm sảy

Tác giả: huong

Rôm sảy là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ do các tình trạng viêm da dị ứng, hăm, nóng do mồ hôi tiết ra vì làn da của trẻ giai đoạn này vốn đang rất nhạy cảm. Tuy là biểu hiện hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đều có thể gặp phải nhưng do thiếu kiến thức chăm sóc hiệu quả mà nhiều vị phụ huynh đã khiến tình trạng trẻ bị rôm sảy ngày càng nặng.

trẻ bị rôm sảy

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy thường do tình trạng thời tiết nóng nực, nhiệt độ tăng cao khiến mồ hôi xuất hiện nhiều, tuyến mồ hôi tắc nghẽn, sinh ra tình trạng mụn rôm xuất hiện.

Bên cạnh đó những nguyên nhân sau cũng khiến trẻ bị rôm sảy:

Dị ứng thời tiết.

Dị ứng các loại vải tiếp xúc với làn da của trẻ, mặc quá nhiều quần áo khiến làn da bị bí bức.

Vận động nhiều nhưng không thay ngay quần áo khô thoáng.

Tã lót làm từ các loại vải nilon gây bí, hăm vùng bẹn của trẻ.

Trẻ bị sốt cao và ở trong lồng ấp nhiệt độ khiến, bí bức khiến tuyến mồ hôi bị tác động.

Vi khuẩn có trong môi trường, gây kích ứng da.

2. Biểu hiện của rôm sảy ở trẻ nhỏ

Rôm sảy xuất hiện nhiều ở vùng da đầu, cổ, vai, ngực và lưng, đôi khi còn lan ra ở các vùng nách, háng với những vết mẩn đỏ, mụn nước khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Đa số tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường tự hết khi điều kiện thời tiết dần ổn định và được cha mẹ chăm sóc đúng cách. Song nếu tình trạng rôm sảy vẫn cứ kéo dài, và trẻ thường gãi nhiều khiến làn da bị xước, nhiễm khuẩn sẽ hình thành mụn mủ và nhọt rất nguy hiểm, nguy cơ hình thành sẹo về sau ở trẻ nhỏ.

3. Nên làm gì khi trẻ bị rôm sảy

Khi xuất hiện những biểu hiện rôm sảy, mẹ cần nên lưu ý những điều sau để trẻ có thể cải thiện tình trạng rôm sảy của làn da nhanh chóng hơn:

trẻ bị rôm sảy

– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể của trẻ và môi trường xung quanh

Làn da của trẻ giai đoạn này đang rất nhạy cảm nên cha mẹ cần lưu ý tắm cho trẻ phải dùng nước mát, không quá lạnh cho trẻ tắm nhanh mỗi ngày. Nếu trời lạnh có thể dùng nước ấm nhưng chỉ dùng khăn mềm lau cho trẻ.

Chỉ chọn những loại sữa tắm có độ pH trung tính hoặc acid nhẹ, dành cho trẻ nhỏ để không làm kích ứng các vết mẩn ngứa, rôm sảy.

Lau khô khăn mềm, cho trẻ mặc các loại quần áo cho chất liệu mỏng nhẹ, thoáng mát.

– Chất liệu vải, chất liệu quần áo tiếp xúc với trẻ

Chỉ chọn những loại vải chất liệu 100% cotton, mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mặc. Những loại vải len, sợi tổng hợp thường dễ gây kích ứng da và không thấm hút mồ hôi tốt.

Drap giường và chăn nệm cũng chỉ chọn những loại vải chất liệu mềm, nhẹ, thoáng để trẻ có được giấc ngủ tốt hơn. Thường xuyên giặt chăn mềm sạch sẽ, đảm bảo không có các loại vi khuẩn gây dị ứng da trẻ nhỏ.

– Sinh hoạt vui chơi

Hạn chế cho trẻ nhỏ chơi ngoài nắng quá lâu, thời gian nắng gắt nhất trong ngày là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Khi có việc ra nắng nên đội mũ rộng vành, che nắng tốt để tránh tình trạng làn da bị ảnh hưởng.

– Môi trường sống

Phòng ốc trong nhà cần thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ. Nếu thời tiết quá nắng, các gia đình nên cho trẻ nằm điều hòa từ 27-28 độ C, không nên để nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.

– Chế độ ăn uống

Cho uống các loại nước ép trái cây tự nhiên, nước lọc để thanh lọc cơ thể.

Không cho trẻ nhỏ uống các loại nước có đường, cà phê, nước uống có cồn.

4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ giai đoạn bị rôm sảy

– Cắt ngắn móng tay trẻ, với trẻ sơ sinh nên thường xuyên đeo găng tay cho trẻ để tránh tình trạng đưa tay lên gãi hoặc chà xát lên da.

– Không tự cho trẻ dùng các loại thuốc bôi chưa được cho phép của bác sĩ.

– Tìm hiểu nguyên nhân bị rôm sảy ở trẻ, nếu xác định được nguyên nhân cụ thể việc chăm sóc trẻ sẽ đúng cách hơn.

– Có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như mướp đắng, lá dâu tằm để tắm cho trẻ, giúp làm dịu và làm lành vết thương nhanh chóng hơn.

– Cho trẻ uống các loại nước ép, nước rau củ và các loại trái có vị hơi chua để bổ sung vitamin C cho trẻ.

– Áp dụng đúng các phương pháp chăm sóc trẻ bị rôm sảy theo hướng dẫn của bác sĩ để làn da của trẻ được nhanh lành.

Trẻ bị rôm sảy là một biểu hiện thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi. Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện trên cha mẹ không nên quá lo lắng bởi làn da của trẻ trong giai đoạn này đang rất nhạy cảm. Hãy chăm sóc trẻ theo đúng phương pháp, và sử dụng thuốc chữa trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao khả năng làm lành của trẻ hơn.

Theo khoe.online tổng hợp