Mọi điều cần biết về biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Tác giả: huong

Chàm sữa là một trong những biểu hiện viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Tuy bệnh không để lại những hậu quả nghiêm trọng về sau, nhưng khi gặp phải chàm sữa đồng thời cũng sẽ mang lại những cảm giác khó chịu cho làn da của bé. Mẹ nên làm gì khi thấy dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh?

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

1. Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay lác sữa là một dạng chàm thể tạng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, độ tuổi từu 2 tháng tuổi cho đến 2 tuổi. Là một trong những triệu chứng viêm da mãn tính, không lây nhiễm và không có những ảnh hưởng nguy hiểm đến cơ thể và sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy vậy nếu tình trạng chàm sữa thường xuất hiện nhiều lần và cha mẹ không có các biện pháp chăm sóc phù hợp, chàm sữa rất có thể biến chứng trở thành chàm thể tạng, kéo dài về sau và gây những ảnh hưởng mất thẩm mỹ đến làn da của trẻ nhỏ.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh luôn được xem là một trong những biểu hiện chắc chắn trẻ sẽ gặp phải trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Tuy vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này vẫn chưa được xác định cụ thể.

Những nguyên nhân sau đây được các bác sĩ phán đoán là yếu tố khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa:

– Trẻ có cơ địa dị ứng bẩm sinh.

– Di truyền từ cha mẹ có các biểu hiện hen suyễn, mề đây, dị ứng thời tiết, dị ứng da

– Thời tiết ảnh hưởng.

– Đặc điểm của làn da, trong đó trẻ sơ sinh có làn da khô, nghèo lipid và cấu trúc da quá kín khít. Với làn da khô, nhạy cảm như vậy, trẻ sơ sinh sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi các tác nhân xâm nhập bên ngoài.

– Do các chất gây dị ứng do quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc tiếp xúc ngoài da như phấn rôm, bụi bẩn… bám trong chăn, gối, nệm, lông mèo, lông chó, phấn hoa…

– Tình trạng rối loạn tiêu hóa, dị ứng thực phẩm, nhiễm khuẩn…

3. Dấu hiệu chàm sữa và cách nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh

– Dấu hiệu chàm sữa

Chàm sữa xuất hiện ở giai đoạn trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi trở lên, với những biểu hiện là các nốt mẩn đỏ, rồi trở thành những mụn nước li ti, đỏ đi kèm với tình trạng da nứt nhẹ, thậm chí rịn nước nếu da bé quá khô rồi đóng mảng và sau một thời gian sẽ tróc vẩy.

Với lý do làn da đang bị ảnh hưởng, trẻ nhỏ thường cảm thấy khó chịu, khó ngủ và hay la khóc khiến bú kém. Theo phản xạ trẻ cũng sẽ dùng tay gãi hoặc cọ mặt vài gối, khiến tình trạng da bị nặng hơn.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

– Cách nhận biết triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Khi thấy có những biểu hiện khác lạ ở làn da, cha mẹ có thể dựa theo đó mà tìm hiểu và đưa ra những phán đoán về tình trạng dị ứng mà trẻ đang mắc phải. Cụ thể:

  • Chạm vào da trẻ sơ sinh thấy thô ráp, có những vảy nhỏ hoặc chấm nhỏ li ti trên da.
  • Da khi khô quá sẽ bị căng, thỉnh thoảng kèm theo những mẩn đỏ và khiến bé thường tự gãi thường xuyên.
  • Những vùng da đỏ tróc vẩy, khô và nứt thường ở 2 bên má, trán, cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, sau đầu gối, cổ tay và mắt cá chân…
  • Những cảm giác khó chịu do làn da thường khiến bé khó ngủ, hay quấy khóc.

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị chàm sữa

Chế độ dinh dưỡng

  • Nếu không xác được nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ nhỏ, cha mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, để cung cấp dưỡng chất phù hợp, giảm thiểu nguy cơ chàm sữa do dị ứng thực phẩm.
  • Không cho ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng nhiều nhất như: hải sản, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua…
  • Nên duy trì cung cấp sữa mẹ cho tre sơ sinh nhiều nhất có thể.
  • Chỉ cung cấp thực đơn các món ăn dặm đa dạng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

– Chăm sóc da

  • Vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên, nhưng không được ngâm trong nước xà phòng hoặc sữa tắm quá nhiều. Chỉ cần làm sạch cơ thể trẻ bằng nước ấm để giảm tình trạng ngứa da cho trẻ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn do da bị xước. Chỉ dùng những loại xà phòng, sữa tắm thân thiện với làn da trẻ nhỏ, không dùng loại cho người lớn.
  • Không để có thể trẻ sơ sinh bị ẩm ướt, luôn giữ khô ráo, thoáng mát để tạo sự thoải mái cho trẻ. Thay tã lót ít nhất 3 lần/ngày, khôn nền để lâu gây ẩm ướt, khiến da bị kích ứng.
  • Không cho trẻ mặc các loại quần áo có chất liệu vải như len, cotton pha sợi, sợi tổng hợp gây bí, tắc, không thể thấm hút mồ hôi. Chỉ dùng những loại vải sợi lanh, sợi mềm, cotton 100%, bông nhẹ để tránh làm tổn thương da.
  • Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh, không có bụi bẩn, ô nhiễm và những loại sợi, lông có thể gây dị ứng.

Khi thấy dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn biện pháp chăm sóc cụ thể, không được tự tiện cho trẻ dùng thuốc hoặc các loại kem bôi mà không được sự cho phép của bác sĩ.

Theo khoe.online tổng hợp