Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh

Tác giả: sites

Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất thường gặp ở các bé khiến nhiều bà mẹ e ngại và lo lắng. Thực tế chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh là không có gì đáng ngại. Thường thì tình trạng này sẽ tự hết khi trẻ lớn.

chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh

Đau mắt cá và những điều nên biết

Mắt cá chân là một vị trí phức tạp vì có chứa rất nhiều khớp nhỏ và một trong những bệnh thường thấy ở bộ phận này là chứng đau mắt cá. Đau mắt cá chân không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn theo rất nhiều những ảnh hưởng…

Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh là gì?

Khi bé đứng xương đùi và hai gối của bé bị cong và không sát vào nhau được, tức là bé bị chân vòng kiềng. Tuy nhiên, gia đình chỉ nên lo lắng khi chân bé bị cong từ trên đùi xuống đến bàn chân. Còn về phần cẳng chân của bé bị cong thì đó chưa thể gọi là bị chân vòng kiềng được. Mà chỉ là sự phát triển tự nhiên của bé trong quá trình hình thành xương.

Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Theo BS. Đặng Phương Liên-Chuyên khoa Nội-Bộ Y tế, chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh hoàn toàn không có gì đáng lo ngại tới sức khỏe. Tuy nhiên điều này chỉ gây nên sự mất thẩm mỹ nếu hiện tượng này vẫn còn ngay cả khi bé đã lớn. Đa số trẻ dưới 6 tháng đều có thể bị cong chân sinh lý do tư thế nằm khi còn trong bụng mẹ. Bố mẹ không cần phải xoa bóp hay tác động gì đến chân của bé. Khi bé được 1 tuổi, chân bé sẽ tự động thẳng ra do xương lúc này tự điều chỉnh khi bé thường xuyên đi đứng và vận động nhiều. Từ 2-4 tuổi, hai đầu gối của bé có thể vẹo vào bên trong một chút. Nhưng khi bé được 4-6 tuổi, hai chân của bé sẽ tự động thẳng trục trở lại. Với những bé trong trường hợp này thì hoàn toàn không cần đến bất kì điều trị hay tác động gì, bố mẹ chỉ cần theo dõi và tái khám 3 – 6 tháng mỗi lần là được.

Sự phát triển bình thường ở trẻ nhỏ:

Trẻ dưới 1 tuổi: gối vẹo vào trong 10 – 15 độ

Từ 1 – 2 tuổi: sự cong vẹo này sẽ giảm dần và thẳng trở lại khi bé được 2 tuổi

Từ 2 – 4 tuổi: gối bé vẹo dần ra ngoài đến 10 độ, sau đó giảm dần.

Từ 7 – 13 tuổi: gối đã ổn định dần, có thể sẽ hơi vẹo ra ngoài 5 độ.

Khoảng cách giới hạn giữa hai lồi cầu đùi sau khi áp nhẹ hai mắc cá trong là 10 cm.

Viêm vùng chậu - Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Một trong những biến chứng nguy hiểm của các bệnh lây qua đường tình dục là viêm vùng chậu. Đây là một căn bệnh có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ như thai ngoài tử cung hay vô sinh.…

Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh là do đâu?

Nếu thiếu hụt vitamin D có thể gây ra chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh. Vitamin D có tác dụng thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi, phốt pho và đảm bảo cho xương phát triển bình thường. Nếu chế độ dinh dưỡng của bé bị thiếu hụt vitamin D kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi, phốt pho trong cơ thể, khiến bé bị còi xương. Khi bé bắt đầu tập đi và đứng, chân bé phải chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể. Bé quá mập hoặc bị còi xương rất dễ bị chân vòng kiềng. Hoặc do bé tập đi quá sớm. Hay do bé thường xuyên được địu, được cõng trên lưng,… khiến bé dễ bị chân vòng kiềng.

Ngoài ra, chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh còn có thể là do bệnh lý gây ra: lan tỏa khắp chiều dài của chi (còi xương, hay tạo xương bất toàn…) và khu trú (bệnh Blount, can lệch sau gãy xương…).
Cách phòng ngừa và điều trị

Để phòng tránh chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần nên cho bé tắm nắng thường xuyên, cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt, bổ xung đầy đủ các vitamin và canxi cho sự phát triển của bé.

Tuyệt đối tránh không nên cho trẻ ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng béo phì, tăng áp lực cho chân của bé.

Các chứng đau bàn chân có thể bạn đang mắc phải

Đau bàn chân là một trong những triệu chứng đều đã từng xảy ra ở bất cứ ai. Tình trạng đau bàn chân có những biểu hiện khác nhau, và xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như: chấn thương, ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng do các chứng bệnh…

Không bắt bé tập đi quá sớm so với độ tuổi. Mỗi bé có cấu trúc xương và sự phát triển khác nhau nên độ tuổi tập đi cũng khác nhau. Mẹ không nên quá lo lắng và sốt ruột mà hãy để cho bé được phát triển tự nhiên.

Khi bé lớn hơn, chân vẫn còn bị cong nhiều thì gia đình hãy đưa bé đi gặp bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu cần.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tuy chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất bình thường và sẽ tự hết khi trẻ lớn. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi bé thường xuyên để nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ và điều trị kịp thời nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.

Theo Khoe.online tổng hợp