Apxe amidan có nguy hiểm không?
Tác giả: uyennguyen
Apxe amidan là hiện tượng các tổ chức liên kết quanh amidan-giữa amidan và thành bên họng bị viêm có mủ. Đây là một trong những biến chứng của viêm amidan mãn thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi cơ thể bị suy nhược, bị lạnh…Vậy apxe quanh amidan có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
- Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không?
- Trẻ bị viêm amidan nên và không nên ăn gì?
- Viêm amidan nổi hạch có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân nào gây viêm amidan và thời điểm cắt amidan thích hợp?
Nguyên nhân gây áp xe amidan
Có nhiều nguyên nhân gây viêm mủ quanh amidan, cụ thể được chia làm các nhóm chính như sau:
– Do viêm amidan cấp mủ nhưng không được điều trị hoặc các loại kháng sinh đang sử dụng để chữa trị bệnh không đặc hiệu do độc tố vi khuẩn cao.
– Sự xâm nhập của vi khuẩn gây apxe mủ amidan, được xác định khi lấy mủ của khối áp xe đi nuôi cấy. Một số loại vi khuẩn thường gặp là tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, vi khuẩn kị khí và ái khí, liên cầu beta tan huyết nhóm A…
-Sự thay đổi của thời tiết, nhất là mùa lạnh
– Là biến chứng của amidan cấp, amidan mạn hồi viêm hoặc cũng có thể do biến chứng của răng khôn hàm dưới.
Triệu chứng của áp xe quanh amidan
Amidan mủ thường xuất hiện sau khi người bệnh trải qua viêm amidan khoảng 5-7 ngày. Nếu thấy xuất hiện các biểu hiện như đau họng kéo dài nhiều ngày trong khi vẫn đang sử dụng kháng sinh thì rất có thể bạn đã bị áp xe quanh amidan. Mức độ đau họng có thể giảm trong một hai ngày đầu dùng thuốc những sau đó lại tăng lên ngày một nặng với các triệu chứng như:
Biểu hiện lâm sàng:
– Sốt cao 38 – 39 độ C
– Người mệt mỏi, môi khô, nước tiểu ít, sẫm màu
– Mạch đập nhanh
– Khó nuốt, đau khi nuốt hoặc uống nước, đau nhứt vùng góc hàm
– Nước bọt chảy nhiều
– Há miệng khó khăn, hơi thở có mùi hôi
– Không kịp thời điều trị, khối áp xe sẽ lan ra vùng cơ cắn gây khít hàm, lấp kín họng miệng khiến người bệnh khó thở.
Chuẩn đoán:
Khám họng thấy họng không đối xứng, amidan sưng đỏ, màn hầu và lưỡi gà phù nề, vẹo sang một bên.
– Thể trước: Trụ trước sưng đỏ, phồng lên ở 1/3 hoặc 2/3 trên. Amidan bị đẩy vào trong xuống dưới và ra sau. Mặt amidan đỏ, đôi khi có tiết ít mủ. Thành họng và amidan bên đối diện bình thường. Có thể có hạch góc hàm cùng bên sưng to, ấn vào thấy đau.
– Thể sau: Trụ sau sưng đỏ thành một khối, amidan bị đẩy ra trước, có khi phù nề lan xuống đến nếp phễu thanh thiệt.
Thực hiện các xét nghiệm thấy bạch cầu tăng, nước tiểu có albumin niệu hay xét nghiệm chất mủ trong họng, chọc hút mủ tìm vi khuẩn gây bệnh, tiến hành kháng sinh đồ.
Viêm tấy quanh amidan có nguy hiểm không?
Phát hiện và điều trị viêm tấy anh amidan sớm giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Áp-xe amidan rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời bởi áp-xe sẽ tự vỡ ở những chổ mũ phồng nhất khiến bệnh kéo dài. Không chỉ vậy, apxe amidan rất dễ tái phát và gây dễ gây phù nề thanh quản, sưng hạch góc hàm, apxe thành bên hong, gây tổn thương thành động mạch cảnh trong, nhiễm khuẩn huyết…
Phải điều trị như thế nào?
Điều trị áp xe amidan cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, do đó khi thấy xuất hiện các dấu hiệu viêm amidan, người bệnh nên thăm khám tại các chuyên khoa Tai mũi họng để được chuẩn đoán và chữa trị. Tùy vào từng giai đoạn và các biểu hiện mà có các phương pháp điều trị khác nhau.
Ở giai đoạn trung gian giữa viêm amidan cấp và apxe quanh amidan, viêm tấy người bệnh chỉ cần sử dụng kháng sinh, chống viêm, hạ sốt giảm đau. Thực hiện theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ, sau một tuần là khỏi bệnh
Trường hợp khi đã hình thành apxe, bệnh nhân phải tiến hành chích rạch khối ap-xe để dẫn mủ ra ngoài, giữ cho vết rạch luôn mở trong 3 ngày. Hay điều trị nội khoa bằng kháng sinh tiêm hay truyền tĩnh mạch kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm hạ sốt.
Ngoài ra, cũng có thể áp dụng phẫu thuật cắt amidan trong khi có ap-xe hoặc cắt sau khi dẫn lưu mủ khoảng 4-5 ngày khi cơ thể hết sốt. Còn không bạn, bạn có thể cắt amidan sau khi điều trị khỏi áp-xe 2-3 tháng để tránh bệnh tái phát.
Các triệu chứng khó chịu của apxe amidan sẽ thuyên giảm nhanh chóng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể sử dụng các loại nước súc miệng, thuốc có tính kiềm nhẹ, ăn uống hợp vệ sinh và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để tránh bị viêm họng gây ap-xe.
Theo Khoe.online tổng hợp